Căn cứ cho ly hôn

0
409

Vợ, chồng hoặc cả 2 vợ chồng có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết việc ly hôn khi có các căn cứ sau:

1. Toà án xem xét yêu cầu ly hôn, nếu xét thấy tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được thì Toà án quyết định cho ly hôn.

2. Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Toà án tuyên bố mất tích xin ly hôn thì Toà án giải quyết cho ly hôn.

THỦ TỤC LY HÔN VỚI NGƯỜI VIỆT NAM ĐANG Ở NƯỚC NGOÀI.
Trong trường hợp một bên ở Việt Nam, một bên hiện đang ở nước ngoài. Một bên muốn ly hôn nhưng bên kia tỏ thái độ không muốn hợp tác và không ký các giấy tờ mà bên này gửi sang. Một bên vẫn có thể làm thủ tục đơn phương ly hôn tại Việt Nam.
*Thẩm quyền giải quyết: Căn cứ Điều 35, 37 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015, hiện nay một bên đang định cư, sinh sống tại nước ngoài nên đây sẽ được xác định là ly hôn có yếu tố nước ngoài. Tòa án có thẩm quyền giải quyết là Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi bên có hộ khẩu thường trú trước khi xuất cảnh.
*Hồ sơ xin ly hôn bao gồm:
– Đơn xin ly hôn theo mẫu;
– Đăng kí kết hôn (Bản chính hoặc bản sao);
– Chứng minh thư nhân dân, sổ hộ khẩu của bên ở Việt Nam (bản sao);
– Giấy khai sinh của các con (Bản sao);
– Hộ chiếu, tạm trú của bên ở nước ngoài (bản dịch, sao công chứng);
– Giấy tờ về sở hữu tài sản chung của vợ chồng (nếu có).
Vì là trường hợp ly hôn đơn phương nên đơn không cần có chữ ký của phía bên kia, nhưng phải chứng minh mâu thuẫn trầm trọng giữa hai vợ chồng , chứng minh rằng cuộc sống gia đình không còn hạnh phúc thì Tòa án mới có căn cứ giải quyết cho ly hôn. Đồng thời, phải cung cấp được địa chỉ hiện tại của bên ở nước ngoài để Tòa án có căn cứ giải quyết và tống đạt hồ sơ.
*Về quyền nuôi con, cấp dưỡng nuôi con và tài sản chung được giải quyết theo Luật Hôn nhân và gia đình.