Có thể sở hữu đối với tài sản bị người khác đánh rơi, bỏ quên

0
520

Câu hỏi: Quý công ty cho tôi hỏi: Pháp luật quy định như thế nào về quyền sở hữu đối với tài sản do người khác đánh rơi, bỏ quên.

Trả lời:

Công ty Luật TNHH SB LAW cảm ơn bạn đã quan tâm đến dịch vụ tư vấn pháp luật của chúng tôi. Liên quan đến thắc mắc của bạn, chúng tôi xin tư vấn như sau:

Điều 230 Luật Dân sự 2015 quy định về vấn đề như sau:

Điều 230. Xác lập quyền sở hữu đối với tài sản do người khác đánh rơi, bỏ quên

1. Người phát hiện tài sản do người khác đánh rơi, bỏ quên mà biết được địa chỉ của người đánh rơi hoặc bỏ quên thì phải thông báo hoặc trả lại tài sản cho người đó; nếu không biết địa chỉ của người đánh rơi hoặc bỏ quên thì phải thông báo hoặc giao nộp cho Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc công an cấp xã nơi gần nhất để thông báo công khai cho chủ sở hữu biết mà nhận lại.

Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc công an cấp xã đã nhận tài sản phải thông báo cho người đã giao nộp về kết quả xác định chủ sở hữu.

2. Sau 01 năm, kể từ ngày thông báo công khai về tài sản do người khác đánh rơi, bỏ quên mà không xác định được chủ sở hữu hoặc chủ sở hữu không đến nhận thì quyền sở hữu đối với tài sản này được xác định như sau:

a) Trường hợp tài sản bị đánh rơi, bỏ quên có giá trị nhỏ hơn hoặc bằng mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định thì người nhặt được được xác lập quyền sở hữu đối với tài sản đó theo quy định của Bộ luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan; trường hợp tài sản có giá trị lớn hơn mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định thì sau khi trừ chi phí bảo quản, người nhặt được được hưởng giá trị bằng mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định và 50% giá trị của phần vượt quá mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định, phần giá trị còn lại thuộc về Nhà nước;

b) Trường hợp tài sản bị đánh rơi, bị bỏ quên là tài sản thuộc di tích lịch sử – văn hóa theo quy định của Luật di sản văn hóa thì tài sản đó thuộc về Nhà nước; người nhặt được tài sản được hưởng một khoản tiền thưởng theo quy định của pháp luật.”

Như vậy, theo quy định trên thì trong trường hợp sau 1 năm kể từ ngày thông báo công khai về tài sản do người khác đánh rơi, bỏ quên mà không xác định được chủ sở hữu hoặc chủ sở hữu không đến nhận. Tức chủ sở hữu từ bỏ quyền sở hữu đối với tài sản đó thì quyền sở hữu đối với tài sản đó như sau:

– Giá trị tài sản nhỏ hơn hoặc bằng 10 lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định thì người nhặt được có quyền sở hữu tài sản đó.

– Giá trị tài sản lớn hơn 10 lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định, sau khi trừ chi phí bảo quản, người nhặt được sở hữu giá trị bằng mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định và 50% giá trị phần vượt đó.

– Tài sản thuộc di tích lịch sử- văn hóa thì thuộc sở hữu Nhà nước.

Luật sư nguyễn Thanh Hà trả lời phỏng vấn về vấn đề chậm cấp sổ đỏ: