Điều kiện mở các loại trường

0
217

Câu hỏi 1: Luật sư có thể cho chúng tồi biết về điều kiện đối với trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học loại hình tư thục?

Luật sư trả lời: Đối với trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học loại hình tư thục chủ thể hoạt động cần lưu ý những điều kiện sau:
Điều kiện đối với trường tiểu học
* Điều kiện thành lập:
Trường tiểu học được thành lập khi có đủ các điều kiện sau:
1. Có đề án thành lập trường phù hợp với quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội của địa phương, tạo thuận lợi cho trẻ em đến trường nhằm đảm bảo thực hiện phổ cập giáo dục tiểu học;
2. Đề án thành lập trường xác định rõ mục tiêu, nhiệm vụ, phương hướng chiến lược xây dựng và phát triển nhà trường; chương trình và nội dung giáo dục; đất đai, cơ sở vật chất, thiết bị, địa điểm dự kiến xây dựng trường; tổ chức bộ máy, nguồn lực và tài chính.
* Điều kiện hoạt động
Nhà trường được phép hoạt động giáo dục khi có đủ các điều kiện sau:
1. Có quyết định thành lập hoặc quyết định cho phép thành lập trường;
2. Địa điểm xây dựng trường đảm bảo môi trường giáo dục, an toàn cho người học, người dạy và người lao động;
3. Có đất đai, trường sở, cơ sở vật chất, thiết bị đáp ứng yêu cầu hoạt động giáo dục;
4. Có tài liệu giảng dạy, học tập theo quy định phù hợp với cấp học;
5. Có đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý đạt tiêu chuẩn, đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu đảm bảo thực hiện chương trình giáo dục và tổ chức các hoạt động giáo dục;
6. Có đủ nguồn lực tài chính theo quy định để đảm bảo duy trì và phát triển hoạt động giáo dục;
7. Có quy chế tổ chức và hoạt động của nhà trường.
Điều kiện đối với trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học
* Điều kiện thành lập hoặc cho phép thành lập trường trung học:
1. Có Đề án thành lập trường phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội và quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt;
2. Đề án thành lập trường xác định rõ mục tiêu, nhiệm vụ, chương trình và nội dung giáo dục; đất đai, cơ sở vật chất, thiết bị, địa điểm dự kiến xây dựng trường, tổ chức bộ máy, nguồn lực và tài chính; phương hướng chiến lược xây dựng và phát triển nhà trường.
* Điều kiện để được cho phép hoạt động giáo dục:
1. Có quyết định thành lập hoặc quyết định cho phép thành lập trường;
2. Có đất đai, trường sở, cơ sở vật chất, trang thiết bị đáp ứng yêu cầu hoạt động giáo dục;
3. Địa điểm của trường bảo đảm môi trường giáo dục, an toàn cho học sinh, giáo viên, cán bộ và nhân viên;
4. Có chương trình giáo dục và tài liệu giảng dạy, học tập theo quy định phù hợp với mỗi cấp học;
5. Có đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý đạt tiêu chuẩn về phẩm chất và đạt trình độ chuẩn được đào tạo theo quy định của Luật Giáo dục đối với cấp học; đủ về số lượng theo cơ cấu về loại hình giáo viên đảm bảo thực hiện chương trình giáo dục và tổ chức các hoạt động giáo dục;
6. Có đủ nguồn lực tài chính theo quy định để đảm bảo duy trì và phát triển hoạt động giáo dục;
7. Có quy chế tổ chức và hoạt động của nhà trường.
Điều kiện đối với trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học loại hình tư thục
* Điều kiện thành lập hoặc cho phép thành lập trường trung học:
1. Có Đề án thành lập trường phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội và quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt;
2. Đề án thành lập trường xác định rõ mục tiêu, nhiệm vụ, chương trình và nội dung giáo dục; đất đai, cơ sở vật chất, thiết bị, địa điểm dự kiến xây dựng trường, tổ chức bộ máy, nguồn lực và tài chính; phương hướng chiến lược xây dựng và phát triển nhà trường.
* Điều kiện để được cho phép hoạt động giáo dục:
1. Có quyết định thành lập hoặc quyết định cho phép thành lập trường;
2. Có đất đai, trường sở, cơ sở vật chất, trang thiết bị đáp ứng yêu cầu hoạt động giáo dục;
3. Địa điểm của trường bảo đảm môi trường giáo dục, an toàn cho học sinh, giáo viên, cán bộ và nhân viên;
4. Có chương trình giáo dục và tài liệu giảng dạy, học tập theo quy định phù hợp với mỗi cấp học;
5. Có đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý đạt tiêu chuẩn về phẩm chất và đạt trình độ chuẩn được đào tạo theo quy định của Luật Giáo dục đối với cấp học; đủ về số lượng theo cơ cấu về loại hình giáo viên đảm bảo thực hiện chương trình giáo dục và tổ chức các hoạt động giáo dục;
6. Có đủ nguồn lực tài chính theo quy định để đảm bảo duy trì và phát triển hoạt động giáo dục;
7. Có quy chế tổ chức và hoạt động của nhà trường.

Câu hỏi 2: Luật sư có thể cho chúng tồi biết về điều kiện thành lập hoạt động giáo dục trung cấp chuyên nghiệp?
Luật sư trả lời: Hoạt động giáo dục trung cấp chuyên nghiệp là môt hoạt động cần đáp ứng những điều kiện kinh doanh sau:
* Điều kiện thành lập
1. Có Đề án thành lập trường phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội và quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
2.Đề án thành lập trường phải xác định rõ mục tiêu, nhiệm vụ, chương trình và nội dung giáo dục; đất đai, cơ sở vật chất, thiết bị, địa điểm dự kiến xây dựng trường, tổ chức bộ máy, nguồn lực và tài chính; phương hướng chiến lược, kế hoạch xây dựng và phát triển nhà trường.
* Điều kiện cho phép hoạt động giáo dục đối với trường trung cấp chuyên nghiệp
3. Có quyết định thành lập hoặc quyết định cho phép thành lập nhà trường.
4. Địa điểm xây dựng trường bảo đảm môi trường giáo dục, an toàn cho người học, người dạy và người lao động.
5. Có trường sở, cơ sở vật chất, thiết bị đáp ứng yêu cầu hoạt động giáo dục. Trong đó, diện tích sàn xây dựng không ít hơn 2m2/học sinh và tổng diện tích đất của trường không ít hơn 2 héc ta.
6. Có chương trình đào tạo, cơ sở vật chất, đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên đảm bảo theo quy định về mở ngành đào tạo trình độ TCCN của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
7. Có đủ nguồn lực tài chính theo quy định để bảo đảm duy trì và phát triển hoạt động giáo dục. Đối với trường TCCN tư thục, vốn điều lệ tối thiểu là 22,5 tỷ đồng, được đóng góp bằng các nguồn vốn hợp pháp, không kể giá trị về đất đai.
8. Có quy chế tổ chức và hoạt động của nhà trường.
9. Trong thời hạn 02 năm kể từ ngày quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập trường có hiệu lực nếu nhà trường có đủ các điều kiện quy định tại Thông tư 54/2011/TT-BGDĐT thì được các cơ quan có thẩm quyền cho phép hoạt động giáo dục. Sau thời hạn 02 năm kể từ ngày quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập trường có hiệu lực, nếu trường TCCN không được cấp phép hoạt động giáo dục thì quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập trường hết hiệu lực

Câu hỏi 3: Luật sư có thể cho chúng tồi biết về điều kiện hoạt động của các trường chuyên biệt?

Luật sư trả lời : Hoạt động của các trường chuyên biệt là một trong các lĩnh vực hoạt động đòi hỏi cần lưu ý những điều kiện sau:
Trường phổ thông dân tộc nội trú
Trường PTDTNT được xem xét để quyết định thành lập khi có đủ điều kiện quy định tại Điều lệ trường trung học và các điều kiện sau đây:
1. Có nguồn tuyển sinh ổn định để thực hiện quy hoạch đào tạo cán bộ của địa phương, của ngành.
2. Có kế hoạch và nguồn đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị cần thiết, đảm bảo hoạt động giáo dục phù hợp với mục tiêu đào tạo, được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt
* Trường phổ thông dân tộc bán trú
trường phổ thông dân tộc bán trú còn phải có các điều kiện sau:
3. Có đề án phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội và quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục của địa phương đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
4. Đề án thành lập trường xác định rõ mục tiêu, nhiệm vụ, chương trình và nội dung giáo dục; đất đai, cơ sở vật chất, thiết bị, địa điểm dự kiến xây dựng trường, tổ chức bộ máy, nguồn lực và tài chính; phương hướng xây dựng và phát triển nhà trường. Trong phương hướng xây dựng và phát triển nhà trường, cần bảo đảm có ít nhất 50% học sinh của trường là người dân tộc thiểu số và ít nhất 25% học sinh (đối với trường PTDTBT tiểu học), 50% học sinh (đối với trường PTDTBT tiểu học và trung học cơ sở, trường PTDTBT trung học cơ sở) là học sinh bán trú, các tỷ lệ này ổn định
* Trường chuyên
Điều kiện thành lập, cho phép thành lập:
5. Đảm bảo các điều kiện thành lập hoặc cho phép thành lập trường trung học quy định tại Điều lệ trường trung học;
6. Đề án thành lập trường xác định phương hướng chiến lược xây dựng và phát triển nhà trường nhằm đạt được mục tiêu, nhiệm vụ của trường chuyên quy định tại Điều 2 của Quy chế này; sau 5 năm thành lập phải có ít nhất 40% cán bộ quản lý, giáo viên có trình độ chuyên môn được đào tạo từ thạc sĩ trở lên, không kể giáo viên thỉnh giảng.
Điều kiện cho phép hoạt động:
7. Đảm bảo các điều kiện cho phép hoạt động giáo dục của trường trung học quy định tại Điều lệ trường trung học;
8. Có nguồn tuyển sinh ổn định;
9. Có chương trình giáo dục và tài liệu giảng dạy, học tập theo quy định đối với trường chuyên;
10. Có đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên đủ số lượng, phẩm chất, năng lực và trình độ đào tạo theo quy định, đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ trường chuyên
* Trường năng khiếu thể dục thể thao
trường năng khiếu thể dục thể thao phải có những điều kiện sau:
11. Có đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên đủ điều kiện và tiêu chuẩn đảm bảo để dạy kiến thức phổ thông theo quy định của Điều lệ trường phổ thông các cấp bậc học. Có đội ngũ huấn luyện viên đủ trình độ để huấn luyện các môn thể dục thể thao theo quy định: Huấn luyện lớp năng khiếu thể dục thể thao phải có trình độ cao đẳng thể dục thể thao trở lên, huấn luyện ở trường năng khiếu thể dục thể thao phải có trình độ đại học thể dục thể thao trở lên, nếu là vận động viên có đẳng cấp từ cấp 1 đến kiện tướng thì phải có trình độ từ cao đẳng thể dục thể thao trở lên.
12. Có đủ cơ sở vật chất đảm bảo việc học kiến thức phổ thông và tập luyện các môn năng khiếu thể dục thể thao cho học sinh (diện tích đất, phòng học, sân tập, nhà tập, phòng y tế và các thiết bị, dụng cụ cần thiết…)
13. Có nguồn tuyển sinh ổn định và đảm bảo chất lượng, phù hợp với mục tiêu quy hoạch, kế hoạch phát triển giáo dục và phát triển thể dục thể thao của ngành, của địa phương. Trường năng khiếu thể dục thể thao có chỗ ở nội trú cho học sinh ở xa
* Trường, lớp dành cho người khuyết tật
Trung tâm được thành lập khi có đủ các điều kiện sau:
14. Có đề án thành lập Trung tâm, trong đó xác định cụ thể mục tiêu, chức năng, nhiệm vụ;
15. Phù hợp với quy hoạch phát triển mạng lưới cơ sở giáo dục đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt và nhu cầu hỗ trợ giáo dục người khuyết tật của địa phương;
16. Có trụ sở làm việc hoặc đề án quy hoạch cấp đất xây dựng trụ sở đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt (trường hợp xây dựng trụ sở mới); trang thiết bị cần thiết ban đầu; nguồn nhân sự và kinh phí hoạt động theo quy định của pháp luật.
17. Có đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên đáp ứng yêu cầu hoạt động của trung tâm

Câu hỏi 4: Luật sư có thể cho chúng tồi biết về điều kiện hoạt động của cơ sở giáo dục mầm non?
Luật sư trả lời: Hoạt động của cơ sở giáo dục mầm non là một lĩnh vực kinh doanh có điều kiện chủ thể hoạt động trọng lĩnh vực này cần lưu ý những điều kiện sau?

Điều kiện đối với trường mầm non dân lập
* Nhà trường, nhà trẻ dân lập được phép thành lập khi có đủ các điều kiện sau:
1. Có Đề án thành lập trường phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội và quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục của địa phương, đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
2. Đề án thành lập trường xác định rõ mục tiêu, nhiệm vụ, chương trình và nội dung giáo dục; đất đai, cơ sở vật chất, thiết bị, địa điểm dự kiến xây trường, tổ chức bộ máy, nguồn lực và tài chính; phương hướng chiến lược xây dựng và phát triển nhà trường;
3. Có khả năng tài chính, cơ sở vật chất, đáp ứng yêu cầu hoạt động và phát triển của nhà trường, nhà trẻ dân lập.
* Nhà trường, nhà trẻ dân lập được phép hoạt động giáo dục khi có đủ các điều kiện sau:
4. Có đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý đạt tiêu chuẩn, đủ về số lượng, hợp lý về cơ cấu, bảo đảm thực hiện chương trình giáo dục mầm non theo quy định tại Điều 22 của Quy chế ban hành kèm theo Thông tư 21/2012/TT-BGDĐT, cụ thể: Giáo viên, nhân viên của nhà trường, nhà trẻ dân lập phải có đủ các tiêu chuẩn về phẩm chất đạo đức, trình độ chuyên môn và sức khỏe quy định tại Luật Giáo dục và Điều lệ trường mầm non;
5. Có đất đai, trường sở, cơ sở vật chất, thiết bị, đồ dùng, đồ chơi theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo về chủng loại, số lượng, đáp ứng yêu cầu duy trì và phát triển hoạt động giáo dục theo quy định tại Điều 29 của Quy chế ban hành kèm theo Thông tư 21/2012/TT-BGDĐT, cụ thể:
5.1. Nhà trường, nhà trẻ dân lập phải bảo đảm các yêu cầu quy định tại mục 1, Chương 4, Điều lệ trường mầm non và các yêu cầu cụ thể dưới đây:
5.1.1. Nhà trường, nhà trẻ được đặt tại khu dân cư phù hợp quy hoạch chung, thuận lợi cho trẻ em đến trường, lớp; bảo đảm các quy định về an toàn và vệ sinh trường học;
5.1.2. Khuôn viên của nhà trường, nhà trẻ phải có tường bao ngăn cách với bên ngoài, có cổng bảo đảm an toàn cho trẻ em.
5.1.3. Tên nhà trường, nhà trẻ; biển tên nhà trường, nhà trẻ dân lập thực hiện theo qui định tại Điều 7 Điều lệ trường mầm non
5.2. Yêu cầu chung về các công trình xây dựng
5.2.1. Các công trình phải bảo đảm đúng quy cách theo tiêu chuẩn quy định và quy định về vệ sinh trường học hiện hành; xây dựng khối nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập với khối phục vụ;
5.2.2. Bố trí công trình cần đảm bảo an toàn, đáp ứng yêu cầu nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục theo độ tuổi; có lối thoát hiểm và trang bị đầy đủ phương tiện theo quy định về phòng cháy, chữa cháy;
5.2.3. Bảo đảm điều kiện cho trẻ em khuyết tật tiếp cận và sử dụng thuận tiện.
5.3. Phòng nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ em
5.3.1. Phòng sinh hoạt chung: Diện tích trung bình tối thiểu 1,5m2 cho một trẻ; đủ ánh sáng, thoáng; mát; nền nhà láng xi măng, lát gạch hoặc gỗ; có các thiết bị tối thiểu sau:
– Bàn, ghế của trẻ đúng quy cách và đủ cho số trẻ trong lớp;
– Bàn, ghế, bảng cho giáo viên;
– Hệ thống tủ, kệ, giá đựng đồ chơi, đồ dùng, tài liệu;
– Hệ thống đèn, quạt;
5.3.2. Phòng ngủ: Diện tích trung bình tối thiểu 1,2m2 cho một trẻ; bảo đảm yên tĩnh, thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông; có một số đồ dùng tối thiểu sau: giường, chiếu, chăn, gối, màn, quạt …
5.3.3. Phòng vệ sinh: Diện tích trung bình tối thiểu 0,4 m2 cho một trẻ; có đủ nước cho trẻ dùng, có vòi nước rửa tay, vòi tắm. Đối với trẻ nhà trẻ có ghế ngồi bô hoặc máng tiểu, bệ xí cho trẻ 24 – 36 tháng. Đối với trẻ mẫu giáo có chỗ đi tiểu và bệ xí cho trẻ em trai và trẻ em gái riêng;
5.3.4. Hiên chơi: Chiều rộng tối thiểu 1,8m; có lan can bao quanh cao 1m, bảo đảm an toàn cho trẻ.
5.4. Nhà bếp
5.4.1. Có khu sơ chế, chế biến, nấu ăn, chia thức ăn được thiết kế và tổ chức theo dây chuyền hoạt động một chiều;
5.4.2. Nhà bếp phải bảo đảm các yêu cầu sau đây:
– Có đủ nước sạch phục vụ sinh hoạt;
– Có đủ đồ dùng phục vụ trẻ em ăn bán trú tại trường;
– Bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm; có tủ lạnh lưu mẫu thực phẩm của trẻ em ăn bán trú theo quy định;
– Bảo đảm việc xử lý các chất thải đúng quy định và yêu cầu phòng chống cháy nổ.
5.5. Khối phòng khác:
5.5.1. Khối phòng phục vụ học tập: phòng giáo dục thể chất, phòng giáo dục nghệ thuật hoặc phòng đa chức năng;
5.5.2. Khối phòng hành chính quản trị: văn phòng; phòng ban giám hiệu; phòng hành chính quản trị; phòng y tế.
5.6. Yêu cầu về thiết bị, đồ dùng, đồ chơi, tài liệu
5.6.1. Có đủ thiết bị, đồ dùng, đồ chơi, tài liệu theo danh mục, quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và được sử dụng có hiệu quả trong nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ. Nếu các thiết bị, đồ dùng, đồ chơi, tài liệu ngoài danh mục do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành phải đảm bảo tính giáo dục, an toàn, phù hợp với trẻ em mầm non; không nằm trong danh mục cấm nhập khẩu của Chính phủ;
5.6.2. Các thiết bị, đồ dùng, đồ chơi, tài liệu được bảo quản, sửa chữa, thay thế, bổ sung, nâng cấp thường xuyên; có hệ thống sổ sách phục vụ hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ theo quy định tại Điều 25 Điều lệ trường mầm non.
5.7. Sân vườn: Có sân chơi, đồ chơi ngoài trời và cây xanh.
6. Địa điểm xây dựng nhà trường, nhà trẻ dân lập đảm bảo môi trường giáo dục, an toàn cho trẻ em, giáo viên và người lao động;
7. Có tài liệu chăm sóc, giáo dục trẻ theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
8. Có quyết định cho phép thành lập nhà trường, nhà trẻ dân lập;
9. Có Quy chế tổ chức, hoạt động và chi tiêu nội bộ của nhà trường, nhà trẻ dân lập.
Điều kiện đối với cơ sở giáo dục mầm non tư thục
Nhà trường, nhà trẻ tư thục được Uỷ ban nhân dân huyện cho phép thành lập khi bảo đảm các điều kiện sau:
1. Phù hợp với quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội của địa phư¬ơng, tạo điều kiện thuận lợi cho trẻ em đi học;
2. Có từ ba nhóm trẻ, lớp mẫu giáo trở lên với số lượng ít nhất 50 trẻ em và có không quá 15 nhóm trẻ, lớp mẫu giáo;
3. Có đủ cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên theo tiêu chuẩn quy định tại Điều 14, Điều 15 và Điều 22 của Quy chế ban hành kèm theo Quyết định số 41/2008/QĐ-BGDĐT, cụ thể:
3.1. Chủ tịch Hội đồng quản trị
3.1.1. Chủ tịch Hội đồng quản trị do Hội đồng quản trị bầu trong số thành viên Hội đồng quản trị bằng hình thức bỏ phiếu kín và được Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện quyết định công nhận theo đề nghị của phòng giáo dục và đào tạo. Nhiệm kỳ đầu của Chủ tịch Hội đồng quản trị là 3 năm, những nhiệm kỳ tiếp theo là 5 năm.
3.1.2. Chủ tịch Hội đồng quản trị phải có phẩm chất, đạo đức tốt, có bằng trung cấp chuyên nghiệp trở lên, có đủ sức khoẻ, khi được đề cử không quá 65 tuổi, có chứng chỉ bồi dưỡng chuyên môn giáo dục mầm non ít nhất là 30 ngày hoặc chứng chỉ bồi dưỡng cán bộ quản lý.
3.1.3. Trường hợp Chủ tịch Hội đồng quản trị vắng mặt hoặc không còn khả năng thực hiện nhiệm vụ được giao thì người được Chủ tịch Hội đồng quản trị uỷ quyền sẽ thực hiện các quyền và nhiệm vụ của Chủ tịch Hội đồng quản trị. Trường hợp không có người được uỷ quyền thì các thành viên của Hội đồng quản trị chọn một người tạm thời giữ chức Chủ tịch Hội đồng quản trị cho đến khi Hội đồng quản trị bầu được Chủ tịch hội đồng quản trị thay thế.
3.2. Hiệu trưởng nhà trường, nhà trẻ tư thục phải bảo đảm các tiêu chuẩn sau:
3.2.1. Có bằng trung cấp sư phạm mầm non trở lên;
3.2.2. Chấp hành đúng chủ trương, chính sách và pháp luật của Đảng và Nhà nước;
3.2.3. Có uy tín về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, chuyên môn, nghiệp vụ, có sức khoẻ tốt, đủ năng lực tổ chức, quản lý theo chức năng nhiệm vụ được giao, có chứng chỉ hoàn thành chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý giáo dục.
3.2.4. Hiệu trưởng chỉ được quản lý một nhà trường hay một nhà trẻ tư thục.
3.3. Tiêu chuẩn của giáo viên, nhân viên:
3.3.1. Là công dân nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, chấp hành đầy đủ chủ trương, chính sách và pháp luật của Nhà nước;
3.3.2. Có phẩm chất, đạo đức tốt, thương yêu và tôn trọng trẻ em;
3.3.3. Sức khoẻ tốt, không mắc bệnh truyền nhiễm;
3.3.4. Giáo viên mầm non phải có bằng trung cấp sư phạm mầm non, đối với những người có bằng tốt nghiệp trung cấp sư phạm khác, phải có chứng chỉ bồi dưỡng sư phạm mầm non ít nhất là 30 ngày. Nhân viên y tế, kế toán có bằng trung cấp theo chuyên môn được giao;
3.3.5. Đối với nhóm trẻ, lớp mẫu giáo có trẻ dân tộc thiểu số, ng¬ười nuôi dạy trẻ phải nói tiếng Việt và có khả năng giao tiếp với trẻ bằng tiếng dân tộc;
3.3.6. Đối với những nơi khó khăn, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo được thành lập có thể chỉ nhằm đáp ứng nhu cầu gửi trẻ của các gia đình, người nuôi dạy trẻ phải được bồi dưỡng chuyên môn giáo dục mầm non tối thiểu 3 tháng do cơ quan quản lý giáo dục địa phương tổ chức. Điều đó phải được ghi cụ thể trong hồ sơ xin thành lập nhóm trẻ, lớp mẫu giáo.
4. Có cơ sở vật chất, trang thiết bị theo quy định tại Điều 29 của Quy chế ban hành kèm theoQuyết định số 41/2008/QĐ-BGDĐT, cụ thể:
4.1. Nhà trường, nhà trẻ tư thục phải đảm bảo các yêu cầu quy định tại Mục 1, Chương 4, Điều lệ trường mầm non và các yêu cầu cụ thể dưới đây:
4.1.1. Nhà trường, nhà trẻ được đặt tại khu dân cư phù hợp quy hoạch chung, thuận lợi cho trẻ em đến trường, lớp; đảm bảo các quy định về an toàn và vệ sinh trường học;
4.1.2. Khuôn viên của nhà trường, nhà trẻ phải có tường bao ngăn cách với bên ngoài, có cổng đảm bảo an toàn cho trẻ em.
4.1.3. Biển tên nhà trường, nhà trẻ tư thục được ghi bằng tiếng Việt gồm các nội dung sau:
– Tên của Uỷ ban nhân dân cấp quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh – Tên phòng giáo dục và đào tạo;
– Tên riêng của nhà trường hoặc nhà trẻ theo quyết định cho phép thành lập; con dấu và giấy tờ giao dịch;
– Địa chỉ, số điện thoại, số quyết định cho phép thành lập nhà trường, nhà trẻ.
4.2. Yêu cầu chung về các công trình xây dựng
4.2.1. Các công trình phải đảm bảo đúng quy cách về tiêu chuẩn thiết kế và các quy định về vệ sinh trường học hiện hành; xây dựng khối nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập với khối phục vụ;
4.2.2. Bố trí công trình cần đảm bảo an toàn, đáp ứng yêu cầu nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục theo độ tuổi; có lối thoát hiểm phòng khi có sự cố và trang bị đầy đủ phương tiện theo quy định về phòng cháy, chữa cháy;
4.2.3. Đảm bảo điều kiện cho trẻ em khuyết tật tiếp cận và sử dụng thuận tiện.
4.3. Phòng nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ em
4.3.1. Phòng sinh hoạt chung: Diện tích trung bình tối thiểu 1,5m2 cho một trẻ; đủ ánh sáng, thoáng; mát; nền nhà láng xi măng, lát gạch hoặc gỗ; có các thiết bị tối thiểu sau:
– Bàn, ghế của trẻ đúng quy cách và đủ cho số trẻ trong lớp;
– Bàn, ghế, bảng cho giáo viên;
– Hệ thống tủ, kệ, giá đựng đồ chơi, đồ dùng, tài liệu;
– Hệ thống đèn, quạt;
4.3.2. Phòng ngủ: Diện tích trung bình tối thiểu 1,2m2 cho một trẻ; đảm bảo yên tĩnh, thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông; có một số đồ dùng tối thiểu sau: Gường, chiếu, chăn, gối, màn, quạt…
4.3.3. Phòng vệ sinh: Diện tích trung bình tối thiểu 0,4 m2 cho một trẻ; có đủ nước cho trẻ dùng, có vòi nước rửa tay, vòi tắm. Đối với trẻ nhà trẻ có ghế ngồi bô hoặc máng tiểu, bệ xí cho trẻ 24 – 36 tháng. Đối với trẻ mẫu giáo có chỗ đi tiểu và bệ xí cho trẻ em trai và trẻ em gái riêng;
4.3.4. Hiên chơi: Chiều rộng tối thiểu 1,8m; có lan can bao quanh cao 1m, đảm bảo an toàn cho trẻ.
4.4. Nhà bếp
4.4.1. Có khu sơ chế, chế biến, nấu ăn, chia thức ăn được thiết kế và tổ chức theo dây chuyền hoạt động một chiều;
4.4.2. Nhà bếp phải đảm bảo các yêu cầu sau đây:
– Có đủ nước sạch phục vụ sinh hoạt;
– Có đủ đồ dùng phục vụ trẻ em ăn bán trú tại trường;
– Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm; có tủ lạnh lưu mẫu thực phẩm của trẻ em ăn bán trú theo quy định;
– Đảm bảo việc xử lý các chất thải đúng quy định và yêu cầu phòng chống cháy nổ.
4.5. Khối phòng khác:
4.5.1. Khối phòng phục vụ học tập: Phòng giáo dục thể chất, phòng giáo dục nghệ thuật hoặc phòng đa chức năng;
4.5.2. Khối phòng hành chính quản trị: Văn phòng; phòng ban giám hiệu; phòng hành chính quản trị; phòng Y tế.
4.6. Yêu cầu về thiết bị, đồ dùng, đồ chơi, tài liệu
4.6.1. Có đủ thiết bị, đồ dùng, đồ chơi, tài liệu theo danh mục, quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và được sử dụng có hiệu quả trong nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ. Nếu các thiết bị, đồ dùng, đồ chơi, tài liệu ngoài danh mục do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành phải đảm bảo tính giáo dục, an toàn, phù hợp với trẻ em mầm non; không nằm trong danh mục cấm nhập khẩu của Chính phủ;
4.6.2. Các thiết bị, đồ dùng, đồ chơi, tài liệu được bảo quản, sửa chữa, thay thế, bổ sung, nâng cấp thường xuyên; có hệ thống sổ sách phục vụ hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ theo quy định tại Điều 25 Điều lệ trường mầm non.
4.7. Sân vườn: Có sân chơi, đồ chơi ngoài trời và cây xanh.

Câu hỏi 5: Luật sư có thể cho chúng tồi biết về điều kiện hoạt động liên kết đào tạo với nước ngoài?
Luật sư trả lời: Hoạt động liên kết đào tạo với nước ngoài chủ đầu tư kinh doanh cần lưu ý những điều kiện kinh doanh sau:
Điều kiện hoạt động liên kết đào tạo với nước ngoài
1. Có đội ngũ giảng viên đáp ứng yêu cầu về trình độ chuyên môn và năng lực ngoại ngữ theo quy định tại Điều 10 Nghị định số 73/2012/NĐ-CP.
1.1. Giáo dục nghề nghiệp
1.1.1. Đối với liên kết đào tạo nghề trình độ sơ cấp thì giáo viên dạy lý thuyết ít nhất phải có bằng tốt nghiệp trung cấp nghề hoặc tương đương, giáo viên dạy thực hành ít nhất phải có bằng tốt nghiệp trung cấp nghề hoặc tương đương hoặc là nghệ nhân, người có tay nghề cao và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm hoặc tương đương;
1.1.2. Đối với liên kết đào tạo trình độ trung cấp (trung cấp chuyên nghiệp và trung cấp nghề) và liên kết đào tạo nghề trình độ cao đẳng thì giáo viên dạy lý thuyết ít nhất phải có bằng tốt nghiệp đại học sư phạm, hoặc bằng tốt nghiệp đại học sư phạm kỹ thuật, hoặc bằng tốt nghiệp đại học đúng chuyên ngành giảng dạy và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm hoặc tương đương; giáo viên dạy thực hành ít nhất phải có bằng tốt nghiệp cao đẳng nghề hoặc tương đương, hoặc là nghệ nhân, người có tay nghề cao và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm hoặc tương đương.
1.2. Giáo dục đại học:
1.2.1. Đối với liên kết đào tạo trình độ cao đẳng thì giảng viên ít nhất phải có bằng tốt nghiệp đại học phù hợp với chuyên ngành giảng dạy;
1.2.2. Đối với liên kết đào tạo trình độ đại học thì giảng viên ít nhất phải có bằng thạc sĩ phù hợp với chuyên ngành giảng dạy;
1.2.3. Đối với liên kết đào tạo trình độ thạc sĩ thì giảng viên giảng dạy các môn học, chuyên đề, hướng dẫn luận văn thạc sĩ và tham gia Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ ít nhất phải có bằng tiến sĩ; giảng viên hướng dẫn thực hành, thực tập, giảng dạy ngoại ngữ ít nhất phải có bằng thạc sĩ;
1.2.4. Đối với liên kết đào tạo trình độ tiến sĩ thì giảng viên ít nhất phải có bằng tiến sĩ ở chuyên ngành hoặc ngành phù hợp với học phần sẽ đảm nhiệm trong chương trình đào tạo trình độ tiến sĩ.
1.3. Giáo viên, giảng viên là người nước ngoài giảng dạy tại các chương trình liên kết đào tạo ít nhất phải có năm năm kinh nghiệm trong cùng lĩnh vực giảng dạy.
1.4. Giáo viên, giảng viên giảng dạy bằng ngoại ngữ trong chương trình liên kết đào tạo phải có trình độ ngoại ngữ đáp ứng yêu cầu của chương trình, nhưng không thấp hơn trình độ C1 theo Khung tham chiếu chung châu Âu về năng lực ngoại ngữ hoặc tương đương.
2. Có cơ sở vật chất, thiết bị đáp ứng quy định tại Điều 11 Nghị định số 73/2012/NĐ-CP.
2.1. Cơ sở vật chất, thiết bị sử dụng trong liên kết đào tạo phải phù hợp với yêu cầu của ngành, nghề đào tạo, không làm ảnh hưởng tới hoạt động đào tạo chung của cơ sở giáo dục Việt Nam và bao gồm: Phòng học, phòng làm việc giáo viên, phòng máy tính, phòng thực hành, phòng thí nghiệm, thư viện và các trang thiết bị cần thiết khác. Diện tích trung bình dùng trong giảng dạy, học tập ít nhất là 05 m2/sinh viên.
2.2. Cơ sở giáo dục thực hiện liên kết đào tạo phải cung cấp đầy đủ giáo trình, tài liệu học tập phục vụ cho việc học tập, nghiên cứu của học sinh, sinh viên, học viên cao học và nghiên cứu sinh.
3. Có chương trình đào tạo, quy mô đào tạo, ngôn ngữ giảng dạy đáp ững quy định tại Điều 12 Nghị định số 73/2012/NĐ-CP.
3.1. Chương trình đào tạo của nước ngoài thực hiện tại Việt Nam phải là chương trình đã được kiểm định chất lượng ở nước ngoài hoặc là chương trình của cơ sở giáo dục đã được tổ chức kiểm định chất lượng hoặc cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài công nhận về chất lượng.
3.2. Quy mô đào tạo của chương trình liên kết được xác định căn cứ các điều kiện đảm bảo chất lượng chương trình: Cơ sở vật chất, thiết bị, phòng thí nghiệm, đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý. Các điều kiện này không được trùng với các điều kiện đã được sử dụng để tính toán chỉ tiêu tuyển sinh của cơ sở giáo dục. Cơ sở giáo dục Việt Nam và cơ sở giáo dục nước ngoài đề xuất quy mô đào tạo trong Đề án liên kết đào tạo, trình các cấp có thẩm quyền quy định tại Điều 16 của Nghị định 73/2012/NĐ-CP phê duyệt.
3.3. Ngôn ngữ sử dụng để giảng dạy các môn chuyên ngành trong liên kết đào tạo để cấp văn bằng của nước ngoài là ngoại ngữ, không giảng dạy bằng tiếng Việt hoặc thông qua phiên dịch; có thể giảng dạy thông qua phiên dịch đối với các chương trình liên kết đào tạo để cấp văn bằng, chứng chỉ của Việt Nam.
4. Có đối tượng tuyển sinh đáp ứng quy định tại Điều 13 Nghị định số 73/2012/NĐ-CP.
Đối tượng tuyển sinh vào học tại các chương trình liên kết đào tạo cấp văn bằng phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
4.1. Trường hợp cấp văn bằng của cơ sở giáo dục Việt Nam thì phải tuân thủ quy định của pháp luật Việt Nam về điều kiện tiếp nhận vào học các trình độ trung cấp, cao đẳng, đại học, thạc sĩ và tiến sĩ.
4.2. Trường hợp cấp văn bằng của cơ sở giáo dục nước ngoài thì phải tuân thủ quy định về điều kiện tiếp nhận vào học các trình độ trung cấp, cao đẳng, đại học, thạc sĩ và tiến sĩ của cơ sở giáo dục nước ngoài. Các điều kiện này phải tương ứng với điều kiện tiếp nhận của cơ sở giáo dục nước ngoài quy định tại nước sở tại và được Bộ Giáo dục và Đào tạo hoặc Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội chấp thuận.
4.3. Trường hợp đồng thời cấp văn bằng của cơ sở giáo dục Việt Nam và văn bằng của cơ sở giáo dục nước ngoài thì đối tượng tuyển sinh phải đáp ứng quy định tại Khoản 1, 2 Điều 13 Nghị định 73/2012/NĐ-CP..
4.4. Trình độ ngoại ngữ:
4.4.1. Đối với liên kết đào tạo trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ thì đối tượng tuyển sinh ít nhất phải có trình độ B2 theo Khung tham chiếu chung châu Âu về năng lực ngoại ngữ hoặc tương đương;
4.4.2. Đối với liên kết đào tạo trình độ trung cấp, cao đẳng thì đối tượng tuyển sinh ít nhất phải có trình độ B1 theo Khung tham chiếu chung châu Âu về năng lực ngoại ngữ hoặc tương đương.
4.5. Căn cứ nhu cầu của người học, các cơ sở giáo dục liên kết có thể tổ chức các khoá đào tạo, bồi dưỡng ngoại ngữ giúp thí sinh đạt trình độ quy định tại Khoản 4 Điều 13 Nghị định 73/2012/NĐ-CP này trước khi tổ chức giảng dạy chính khoá.

Câu hỏi 6: Luật sư có thể cho chúng tồi biết về điều kiện để tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm?
Luật sư trả lời: Tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm chủ thể hoạt động trong lĩnh vực này cần lưu ý những điều kiện sau:
Tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm:
1. Cam kết với Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn (gọi chung là Uỷ ban nhân dân cấp xã) nơi đặt điểm dạy thêm, học thêm thực hiện các quy định về dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường và trách nhiệm giữ gìn trật tự, an ninh, đảm bảo vệ sinh môi trường nơi tổ chức dạy thêm, học thêm.
2. Công khai tại địa điểm tổ chức dạy thêm trước và trong khi thực hiện dạy thêm:
2.1. Giấy phép tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm;
2.2. Danh sách người dạy thêm;
2.3. Thời khóa biểu dạy thêm, học thêm;
2.4. Mức thu tiền học thêm.
3. Thu và quản lý tiền học thêm
3.1. Đối với dạy thêm, học thêm trong nhà trường:
3.1.1. Thu tiền học thêm để chi trả thù lao cho giáo viên trực tiếp dạy thêm, công tác quản lý dạy thêm, học thêm của nhà trường; chi tiền điện, nước và sửa chữa cơ sở vật chất phục vụ dạy thêm, học thêm;
3.1.2. Mức thu tiền học thêm do thỏa thuận giữa cha mẹ học sinh với nhà trường;
3.1.3. Nhà trường tổ chức thu, chi và công khai thanh, quyết toán tiền học thêm thông qua bộ phận tài vụ của nhà trường; giáo viên dạy thêm không trực tiếp thu, chi tiền học thêm.
3.2. Đối với dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường:
3.2.1. Mức thu tiền học thêm do thỏa thuận giữa cha mẹ học sinh với tổ chức, cá nhân tổ chức dạy thêm, học thêm.
3.2.2. Tổ chức, cá nhân tổ chức dạy thêm, học thêm thực hiện các quy định hiện hành về quản lý tài chính đối với tiền học thêm.
4. Yêu cầu đối với người dạy thêm
4.1. Đạt trình độ chuẩn được đào tạo đối với từng cấp học theo quy định của Luật Giáo dục.
4.2. Có đủ sức khoẻ.
4.3. Có phẩm chất đạo đức tốt, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ công dân và các quy định của pháp luật; hoàn thành các nhiệm vụ được giao tại cơ quan công tác.
4.4. Không trong thời gian bị kỉ luật, bị truy cứu trách nhiệm hình sự, chấp hành án phạt tù, cải tạo không giam giữ, quản chế, bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn hoặc đưa vào cơ sở chữa bệnh, cơ sở giáo dục; không bị kỷ luật với hình thức buộc thôi việc.
4.5. Được thủ trưởng cơ quan quản lý hoặc Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận các nội dung quy định tại khoản 3, khoản 4 điều 8 Thông tư 17/2012/TT-BGDĐT (đối với người dạy thêm ngoài nhà trường); được thủ trưởng cơ quan quản lý cho phép theo quy định tại điểm b, khoản 4, điều 4 quy định này (đối với giáo viên đang hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập).
5. Yêu cầu đối với người tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm
5.1. Có trình độ được đào tạo tối thiểu tương ứng với giáo viên dạy thêm theo quy định tại khoản 1, điều 8 quy định này.
5.2. Có đủ sức khỏe.
5.3. Không trong thời gian bị kỉ luật, bị truy cứu trách nhiệm hình sự, chấp hành án phạt tù, cải tạo không giam giữ, quản chế, bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn hoặc đưa vào cơ sở chữa bệnh, cơ sở giáo dục; không bị kỷ luật với hình thức buộc thôi việc.
6. Cơ sở vật chất phục vụ dạy thêm, học thêm
Cơ sở vật chất phục vụ dạy thêm, học thêm phải đảm bảo yêu cầu quy định tại Quyết định số 1221/QĐ-BYT ngày 18/4/2000 của Bộ Y tế về vệ sinh trường học và Thông tư liên tịch số 26/2011/TTLT-BGDĐT-BKHCN-BYT ngày 16/6/2011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Khoa học và Công nghệ và Bộ Y tế hướng dẫn tiêu chuẩn bàn ghế học sinh trường tiểu học, trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông, trong đó có các yêu cầu tối thiểu:
6.1. Địa điểm tổ chức dạy thêm, học thêm đảm bảo an toàn cho người dạy và người học; ở xa những nơi phát sinh các hơi khí độc hại, khói, bụi, tiếng ồn; ở xa các trục đường giao thông lớn, sông, suối, thác, ghềnh hiểm trở.
6.2. Phòng học đảm bảo diện tích trung bình từ 1,10m2/học sinh trở lên; được thông gió và đủ độ chiếu sáng tự nhiên hoặc nhân tạo; đảm bảo các tiêu chuẩn vệ sinh, phòng bệnh.
6.3. Kích thước bàn, ghế học sinh và bố trí bàn, ghế học sinh trong phòng học đảm bảo các yêu cầu tại Thông tư liên tịch số 26/2011/TTLT-BGDĐT-BKHCN-BYT ngày 16/6/2011.
6.4. Bảng học được chống lóa; kích thước, màu sắc, cách treo bảng học đảm bảo các yêu cầu tại Quyết định số 1221/QĐ-BYT ngày 18/4/2000.
6.5. Có công trình vệ sinh và có nơi chứa rác thải hợp vệ sinh.