GÂY RA TAI NẠN RỒI BỎ TRỐN

0
419

Luật sư Nguyễn Thanh Hà – Chủ tịch Công ty Luật SB LAW trả lời trong Chương trình HIỂU ĐÚNG – LÀM ĐÚNG về tình huống gây ra tai nạn rồi bỏ trốn.

TH (GÂY RA TAI NẠN RỒI BỎ TRỐN): Anh Tú là bợm nhậu, trong 1 lần hơi ngà ngà say, do đi đường không để ý nên anh Tú đã không kịp tránh anh Thắng phi từ trong ngõ ra (anh Thắng vừa đi ăn trộm đồ). Anh Thắng do bị tai nạn nguy hiểm đến tính mạng nhưng anh Tú vì sợ chịu trách nhiệm nên đã bỏ mặc anh Thắng nằm đó 1 mình. Anh Tú sau này bị công an truy ra và chị Hoa vợ anh Tú đã phải đi tìm luật sư để biện hộ cho anh Tú.

Luật sư tư vấn:

Hành vi của anh Tú: giữa anh Tú và anh Thắng đã xảy ra một vụ va chạm mạnh (do anh Thắng phi từ trong ngõ ra). Anh Thắng bị tai nạn nguy hiểm đến tính mạng nhưng anh Tú vì sợ phải chịu trách nhiệm nên đã bỏ mặc anh Thắng.

Trong các trường hợp tai nạn giao thông có lỗi thuộc về nạn nhân, có lỗi thuộc về người điều khiển xe gây ra tai nạn cũng có khi do điều kiện khách quan. Tùy nguyên nhân mà có thể truy cứu hoặc miễn truy cứu trách nhiệm hình sự.

Khoản 1 Điều 38 Luật Giao thông đường bộ năm 2008 có quy định về trách nhiệm của cá nhân khi xảy ra tai nạn giao thông như sau:

“1. Người điều khiển phương tiện và những người liên quan trực tiếp đến vụ tai nạn có trách nhiệm sau đây:

  1. a) Dừng ngay phương tiện; giữ nguyên hiện trường; cấp cứu người bị nạn và phải có mặt khi cơ quan có thẩm quyền yêu cầu;
  2. b) Ở lại nơi xảy ra tai nạn cho đến khi người của cơ quan công an đến, trừ trường hợp người điều khiển phương tiện cũng bị thương phải đưa đi cấp cứu hoặc phải đưa người bị nạn đi cấp cứuhoặc vì lý do bị đe dọa đến tính mạng, nhưng phải đến trình báo ngay với cơ quan công an nơi gần nhất;
  3. c) Cung cấp thông tin xác thực về vụ tai nạn cho cơ quan có thẩm quyền...”.

Điểm d Khoản 6 Điều 9 Nghị định 71/2012/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 34/2010/NĐ-CP quy định mức xử phạt hành chính đối với hành vi gây tai nạn giao thông không dừng lại, không giữ nguyên hiện trường, bỏ trốn không đến trình báo với cơ quan có thẩm quyền, không tham gia cấp cứu người bị nạn là từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng.

Điều 202 Bộ luật Hình sự năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) quy định phạt tù từ ba năm đến mười năm đối với người gây tai nạn rồi bỏ trốn để trốn tránh trách nhiệm, gây tai nạn trong tình trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định.

Như vậy, trong trường hợp này, với hành vi của mình, anh Tú có thể:

  • Bị xử phạt hành chính từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng.
  • Bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ (Điều 202).