Góc nhìn pháp lý từ vụ Việt Nam kiện Mỹ áp thuế bán phá giá tôm

0
376

Phần trả lời của luật sư Nguyễn Thanh Hà từ công ty luật SBLAW về Góc nhìn pháp lý từ vụ Việt Nam kiện Mỹ áp thuế bán phá giá tôm.

Bối cảnh: 17 giờ ngày 18/7, cơ quan đại diện của ta ở Geneva đã nhận được thông tin chính thức rằng “tại Washington, Việt Nam và Hoa Kỳ đã ký thỏa thuận giải quyết vụ tranh chấp theo hướng có lợi cho Việt Nam”.  Sự kiện đã chấm dứt 8 năm khởi động và theo đuổi vụ tranh chấp thương mại đầu tiên của Việt Nam tại WTO. Vụ kiện được phía Việt Nam chính thức đưa lên WTO từ năm 2010 và đã thu hút được sự quan tâm của nhiều nước tại WTO bởi sự dai dẳng của nó.
Bối cảnh phát sinh vụ kiện là vào những năm đầu 2000, khi đó, thực thi chính sách mở cửa và hội nhập mạnh mẽ, các doanh nghiệp tôm của ta đã thâm nhập và dần khẳng định vị thế của mình trên thị trường Mỹ. Đứng trước thách thức cạnh tranh đến từ hàng nhập khẩu, các nhà sản xuất tôm nội địa nước Mỹ – Liên minh Tôm miền Nam (Southern Shrimp Alliance “SSA”), đã lên tiếng và gửi đơn khiếu nại đến Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) và Ủy Ban Thương mại quốc tế Hoa Kỳ (ITC) để yêu cầu khởi xướng vụ việc điều tra và áp thuế chống bán phá giá (CBPG) đối với sản phẩm tôm nhập khẩu nước ngoài đến từ 6 nước.

12 giờ ngày 30/12/2003, tức đúng Tết dương lịch năm 2004 (giờ Việt Nam), Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) khởi xướng điều tra áp thuế CBPG với tôm đông lạnh của Việt Nam. Một năm sau, tháng 2/2005, DOC chính thức ban hành lệnh áp thuế CBPG với tôm Việt Nam, cùng với 5 quốc gia khác là Thái Lan, Ấn Độ, Trung Quốc, Brasil và Ecuador.

Ba năm sau khi gia nhập WTO, ngày 1/2/2010, ta đã đệ đơn chính thức kiện Hoa Kỳ với nội dung kiện là về phương pháp tính toán biên độ phá giá mà Hoa Kỳ áp dụng đối với sản phẩm tôm của ta. Vụ kiện do Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) và một số doanh nghiệp xuất khẩu tôm của ta phối hợp triển khai.

Và dai dẳng sau đó là những diễn biến phức tạp khác để đạt được thỏa thuận có lợi vừa ký kết ngày 18/7 vừa qua.

Câu hỏi từ phóng viên:

  1. Thưa ông, thỏa thuận vừa được Mỹ và Việt Nam ký kết có ý nghĩa như thế nào từ góc độ pháp lý với những doanh nghiệp XK tôm nói riêng và thủy sản VN nói chung?
  2. Vụ kiện Việt Nam kiện Mỹ lên WTO liên quan đến vụ Mỹ áp thuế CBPG lên mặt hàng tôm nước ấm nhập khẩu từ VN là vụ kiện đầu tiên mà VN thực hiện, vậy qua vụ kiện này, các doanh nghiệp VN có thể học hỏi được gì?
  3. Từ góc độ pháp lý, việc thắng trong vụ kiện này sẽ mở ra những cơ hội nào cho cho các doanh nghiệp XK tôm và thủy sản VN?

Phần trả lời của luật sư Nguyễn Thanh Hà: