Hoạt động quản lý thuế đối với doanh nghiệp thương mại điện tử

0
381

Trong chương trình truy ền hình của kênh VITV, Luật sư Nguyễn Thanh Hà, Chủ tịch SBLAW đã có buổi trả lời phỏng vấn về vấn đề quản lý thuế đối với doanh nghiệp thương mại điện tử tại Việt Nam.

Chúng tôi trân trọng giới thiệu nội dung bài phỏng vấn này:

1, Thưa luật sư, đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mại điện tử khi thành lập sẽ thực hiện đăng ký, kê khai và nộp thuế như thế nào?

Luật sư trả lời:

Những năm gần đây hình thức bán hàng qua mạng ( Thượng mại điện tử) đã bắt đầu phát triển. Để quản lý hoạt động thương mại điện tử này thì Chính phủ đã ban hành Nghị định 72/2013/NĐ -CP và Nghị định 185/2013/NĐ-CP về thương mại điện tử. Nhưng về nội dung đăng ký, kê khai và nộp thuế thì vẫn áp dụng như đối với các doanh nghiệp thực hiện hình thức thương mại truyền thống theo quy định của Luật quản lý thuế.

Theo quy định của Luật Quản lý Thuế, các chủ thể kinh doanh trên lãnh thổ Việt Nam đều phải khai thuế trước khi bắt đầu tiến hành các hoạt động kinh doanh. Trường hợp các Doanh nghiệp nước ngoài không có cơ sở thường trú tại Việt Nam bán hàng hoá, cung cấp dịch vụ vào Việt Nam cho tổ chức, cá nhân kinh doanh thì tổ chức, cá nhân kinh doanh trong nước là người mua sẽ phải khai thuế theo từng hợp đồng và khấu trừ nộp thay thuế cho DN nước ngoài. Tuy nhiên, việc đăng ký thuế khi DN nước ngoài cung cấp dịch vụ trực tiếp cho người tiêu dùng ở Việt Nam hiện nay chưa được quy định cụ thể do điều này chỉ xảy ra trong TMĐT theo nghĩa hẹp.

Đối với việc kê khai thuế các DN được khai thuế GTGT theo tháng, trong nỗ lực nhất định để thực hiện cải cách thủ tục hành chính thuế, Tổng cục Thuế đã dự kiến xác định ngưỡng để một số DN nhỏ và vừa thực hiện khai thuế theo quý. Thuế TNDN của các DN thương mại được tạm khai theo quý và quyết toán theo năm. Riêng với các DN nước ngoài bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ qua biên giới cho DN Việt Nam thì bên Việt Nam mua hàng hoá, dịch vụ phải kê khai và nộp thuế GTGT, thuế TNDN theo từng lần phát sinh thu nhập (là lúc người mua thanh toán cho người bán).

Về việc nộp thuế thì các Dn có thể thực hiện việc nộp thuế qua các ngân hàng một mà không nhất thiết phải đến Cơ quan thế. Tổng cục Thuế đã phối hợp với Kho bạc Nhà nước và các ngân hàng thương mại (NHTM) thực hiện thu thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác của NSNN tại các điểm giao dịch của NHTM. Người nộp thuế giao dịch với ngân hàng trực tiếp tại quầy hoặc thông qua các dịch vụ điện tử như Internet, ATM hoặc eBanking. Hiện nay, Tổng cục Thuế và Kho bạc Nhà nước đã ký thoả thuận với 9 NHTM để người nộp thuế có thể nộp thuế thuận lợi tại các chi nhánh và phòng giao dịch ngân hàng trên phạm vi cả nước. Để tiếp cận với các dịch vụ này, DN chỉ việc đăng nhập vào website của cục thuế nơi DN đăng ký thuế.

Bên cạnh đó, để đáp ứng cho xu thế hội nhập, Chính phủ cũng đã ban hành Nghị định số 51/2010/NĐCP quy định về hóa đơn bán hàng hóa dịch vụ, trong đó đáng chú ý có hình thức hóa đơn điện tử và việc ủy quyền lập hóa đơn tạo điều kiện cho việc mở rộng TMĐT

2, Khảo sát mới đây của Tổng cục Thuế cho thấy, rất nhiều các doanh nghiệp thương mại điện tử có hành vi trốn thuế, gian lận thuế, theo luật sư, các doanh nghiệp này đã có nhưng chiêu lách thuế như thế nào?

Luật sư trả lời:

Theo khảo sát của Tổng Cục thuế thì rất nhiều Doanh nghiệp thương mại điện tử có hành vi trốn thuế, gian lận thuế , theo tôi các hành vi mà các doanh nghiệp này thực hiện để lách luật đó thường là các hành vi:

–    Các Doanh nghiệp có trụ sở ở nước ngoài bán hàng trực tiếp cho người tiêu dung Việt Nam mà không thực hiện hoạt động xin phép, khai báo đối với Bộ truyền thông và Cơ quan thế

–    Ghi nhận doanh thu không đúng trong kỳ tính thuế.

–     Kê khai doanh thu và thuế GTGT đầu ra theo tỷ giá quy đổi thấp hơn tỷ giá liên ngân hàng tại thời điểm phát sinh doanh thu.

–      Không xuất hóa đơn, không kê khai thuế GTGT đầu ra đối với các hàng hóa bán qua mạng.

–       Nhiều đối tượng đã lợi dụng kẽ hở của pháp luật như quy định cho phép các doanh nghiệp được tự in, sử dụng hóa đơn; điều kiện thành lập doanh nghiệp thông thoáng…để thành lập nhiều “doanh nghiệp ma” mà chủ doanh nghiệp là những người cùng gia đình, họ hàng đứng tên thành lập, mua bán hóa đơn lòng vòng với nhau nhằm kê khai khấu trừ, chiếm đoạt tiền hoàn thuế của nhà nước.

3, Theo luật sư, Giải pháp nào giúp nâng cao hiệu quả quản lý thuế đối với thương mại điện tử tại Việt Nam?

Luật sư trả lời:

Luật sư Nguyễn Thanh Hà trả lời  phỏng vấn

                               Luật sư Nguyễn Thanh Hà trong bài phỏng vấn

Các giải pháp đó là:

–    Bộ Tài chính ban hành bổ sung một số quy định về thuế còn chưa điều chỉnh để tránh thất thu, tiến đến xây dựng và ban hành một thông tư hướng dẫn đầy đủ về thuế đối với hoạt động TMĐT để DN dễ dàng tham chiếu.

–    Cơ quan Thuế cần phối hợp với các cơ quan quản lý như Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Công Thương, Bộ Công an, Ngân hàng Nhà nước; phối hợp với các công ty viễn thông, các công ty hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin, truyền dẫn, cung cấp hạ tầng mạng… để trao đổi, thu thập thông tin của các đơn vị có hoạt động TMĐT; thông tin về việc đăng ký website sàn TMĐT, đăng ký tên miền, thuê máy chủ, thuê đường truyền dẫn, thanh toán qua ngân hàng.

–   Tiến hành rà soát các đối tượng mới phát sinh từ hoạt động kinh doanh qua mạng không có cơ sở thường trú tại Việt Nam để xây dựng cơ chế quản lý phù hợp với thông lệ quốc tế, chống thất thu thuế;

–    Xây dựng các chương trình đào tạo chuyên sâu nhằm trang bị cho công chức thuế các kiến thức về TMĐT và công nghệ thông tin, đào tạo về kỹ năng khai thác dữ liệu điện tử để phục vụ thanh tra, làm giảm thời gian thanh tra tại các cơ sở kinh doanh.

–    Xây dựng cơ chế kiểm xoát, quản lý hoạt động thương mại điện tử đối với các Doanh nghiệp thương mại điện tử ở nước ngoài cung cấp hàng hóa trực tiếp cho người tiêu dung Việt Nam thông qua hoạt động chuyển tiền qua ngân hàng….