Khái niệm nhập khẩu song song (parallel import)

0
5123

Theo định nghĩa của tổ chức quốc tế WHO, nhập khấu song song là:“Nếu một nhà sản xuất sở hữu một sản phẩm ở vài nước, thì vì một số lý do họ có thể quyết định bán sản phẩm đó ở các mức giá khác nhau ở mỗi nước. Nếu giá ở nước A thấp hơn ở nước B đáng kể thì các nhà nhập khẩu ở nước B có thể mua sản phẩm với giá rẻ hơn ở nước A và bán ở nước B với mức giá thấp hơn giá do nhà sản xuất qui định. Đó là nhập khẩu song song.”

Một cách định nghĩa khác về nhập khẩu song song đó là: “nhập khẩu song song (Parallel Import – PI), còn gọi là thị trường nhập khẩu xám (gray market import), là hiện tượng những hàng hoá được sản xuất dưới sự bảo hộ đầy đủ của các luật thương hiệu, bằng sáng chế, hoặc bản quyền, chúng được đưa vào lưu thông trong một thị trường, và sau đó được nhập khẩu vào một thị trường thứ hai mà không được phép của các chủ sở hữu tài sản trí tuệ trong địa bàn đó. Các chủ sở hữu này thường là một đại lý địa phương được các nhà sản xuất cấp phép phân phối cho sản phẩm của mình”(Trích nguồn:  http://spiroupharmablog.blogspot.com)

Theo quy định về nhập khẩu song song thuốc phòng và chữa bệnh cho (Ban hành kèm theo Quyết định số 1906/2004/QĐ-BYT ngày 28 tháng 05 năm 2004 của Bộ trưởng Bộ Y tế), có định nghĩa như sau về nhậpkhẩu song song: “Nhập khẩu song song thuốc (NKSST) là việc nhập khẩu có cùng tên biệt dược với thuốc đã được cấp số đăng ký (SĐK) lưu hành tại Việt Nam khi các công ty dược phẩm nước ngoài định giá thuốc ở nước này thấp hơn ở nước kia”

Cũng theo như cách hiểu của tác giả Nguyễn Thanh Tâm, trong cuốn  “Quyền Sở hữu công nghiệp trong hoạt động thương mại”, xuất bản năm 2006, nhà xuất bản tư pháp Hà Nội,  thì “nhập khẩu song song là một thuật ngữ dùng để chỉ “…việc nhập khẩu sản phẩm chứa đựng đối tượng SHCN được bảo hộ, được tiến hành bởi một nhà kinh doanh không hề có mối quan hệ nào với chủ sở hữu đối tượng SHCN”.

Như vậy có thể thấy rằng nhập khẩu song song là một trong những hình thức của hoạt động sở hữu trí tuệ, nó có liên quan đến việc nhập khẩu hàng hóa có chứa đựng đối tượng sở hữu trí tuệ được bảo hộ, có thể là nhãn hiệu, sáng chế, kiểu dáng công nghiệp. Hoạt động này xảy ra do sự thúc đẩy của các yếu tố của nền kinh tế thị trường, khi mà các nhà quản lý doanh nghiệp thấy rằng họ có thể sử dụng các quy định về sở hữu trí tuệ để tận dụng triệt để các cơ hội thị trường nhằm tận dụng hợp pháp quyền sở hữu trí tuệ của người khác.

Nhập khẩu song song chính là một ngách của thị trường mà các nhà kinh doanh có thể lợi dụng do sự khác biệt về giá  cũng như sự khác biệt giữa các quốc gia về điều kiện kinh tế – xã hội. Vì thế, các nhà nhập khẩu song song thường mua sản phẩm tại một quốc gia có mức giá (P1) rẻ hơn giá mà chúng được bán chính thức ở một nước thứ hai (P2), sau đó họ nhập khẩu các sản phẩm này vào nước thứ hai, và bán các sản phẩm ở nước này tại một mức giá mà thường nằm giữa P1 và P2.

Hàng hóa được nhập khẩu song song là hàng hóa hợp pháp, chúng không phải là hàng hóa giả mạo, hàng lậu hay ăn cắp.  Chúng hoàn toàn giống với hàng hóa tại nước sở tại, ngoại trừ chúng có thể đóng gói  khác nhau và không có bảo hành của nhà sản xuất gốc. Thông thường là các cơ sở có hợp đồng li-xăng với chủ sở hữu nhãn hiệu, chi nhánh hoặc công ty con. Chủ thể của hành vi nhập khẩu (người tiến hành hành vi nhập khẩu)  có thể là bất kỳ tổ chức/cá nhân nào.

Mặc dù còn nhiều tranh cãi về tính hợp pháp của nhập khẩu song song như nó sẽ gây tổn hại đến công việc R&D để sáng tạo ra những loại thuốc tiên tiến, không khuyến khích việc nghiên cứu do bị giảm nguồn lợi nhuận. Tuy nhiên, đối với các quốc gia nghèo, đang phát triển, nhập khẩu song song lại tỏ ra vô cùng cần thiết nhằm tiếp cận với nguồn thuốc giá rẻ, giảm sự độc quyền của các công ty sản xuất thuốc.

 Nếu giá ở nước A thấp hơn ở nước B đáng kể thì các nhà nhập khẩu ở nước B có thể mua sản phẩm với giá rẻ hơn ở nước A và bán ở nước B với mức giá thấp hơn giá do nhà sản xuất qui định. Đó là nhập khẩu song song.”

 Một cách định nghĩa khác về nhập khẩu song song đó là: “nhập khẩu song song (Parallel Import – PI), còn gọi là thị trường nhập khẩu xám (gray market import), là hiện tượng những hàng hoá được sản xuất dưới sự bảo hộ đầy đủ của các luật thương hiệu, bằng sáng chế, hoặc bản quyền, chúng được đưa vào lưu thông trong một thị trường, và sau đó được nhập khẩu vào một thị trường thứ hai mà không được phép của các chủ sở hữu tài sản trí tuệ trong địa bàn đó. Các chủ sở hữu này thường là một đại lý địa phương được các nhà sản xuất cấp phép phân phối cho sản phẩm của mình”(Trích nguồn:  http://spiroupharmablog.blogspot.com)

Theo quy định về nhập khẩu song song thuốc phòng và chữa bệnh cho (Ban hành kèm theo Quyết định số 1906/2004/QĐ-BYT ngày 28 tháng 05 năm 2004 của Bộ trưởng Bộ Y tế), có định nghĩa như sau về nhậpkhẩu song song: “Nhập khẩu song song thuốc (NKSST) là việc nhập khẩu có cùng tên biệt dược với thuốc đã được cấp số đăng ký (SĐK) lưu hành tại Việt Nam khi các công ty dược phẩm nước ngoài định giá thuốc ở nước này thấp hơn ở nước kia”

Cũng theo như cách hiểu của tác giả Nguyễn Thanh Tâm, trong cuốn  “Quyền Sở hữu công nghiệp trong hoạt động thương mại”, xuất bản năm 2006, nhà xuất bản tư pháp Hà Nội,  thì “nhập khẩu song song là một thuật ngữ dùng để chỉ “…việc nhập khẩu sản phẩm chứa đựng đối tượng SHCN được bảo hộ, được tiến hành bởi một nhà kinh doanh không hề có mối quan hệ nào với chủ sở hữu đối tượng SHCN”.

Như vậy có thể thấy rằng nhập khẩu song song là một trong những hình thức của hoạt động sở hữu trí tuệ, nó có liên quan đến việc nhập khẩu hàng hóa có chứa đựng đối tượng sở hữu trí tuệ được bảo hộ, có thể là nhãn hiệu, sáng chế, kiểu dáng công nghiệp. Hoạt động này xảy ra do sự thúc đẩy của các yếu tố của nền kinh tế thị trường, khi mà các nhà quản lý doanh nghiệp thấy rằng họ có thể sử dụng các quy định về sở hữu trí tuệ để tận dụng triệt để các cơ hội thị trường nhằm tận dụng hợp pháp quyền sở hữu trí tuệ của người khác.

Nhập khẩu song song chính là một ngách của thị trường mà các nhà kinh doanh có thể lợi dụng do sự khác biệt về giá  cũng như sự khác biệt giữa các quốc gia về điều kiện kinh tế – xã hội. Vì thế, các nhà nhập khẩu song song thường mua sản phẩm tại một quốc gia có mức giá (P1) rẻ hơn giá mà chúng được bán chính thức ở một nước thứ hai (P2), sau đó họ nhập khẩu các sản phẩm này vào nước thứ hai, và bán các sản phẩm ở nước này tại một mức giá mà thường nằm giữa P1 và P2.

Hàng hóa được nhập khẩu song song là hàng hóa hợp pháp, chúng không phải là hàng hóa giả mạo, hàng lậu hay ăn cắp.  Chúng hoàn toàn giống với hàng hóa tại nước sở tại, ngoại trừ chúng có thể đóng gói  khác nhau và không có bảo hành của nhà sản xuất gốc. Thông thường là các cơ sở có hợp đồng li-xăng với chủ sở hữu nhãn hiệu, chi nhánh hoặc công ty con. Chủ thể của hành vi nhập khẩu (người tiến hành hành vi nhập khẩu)  có thể là bất kỳ tổ chức/cá nhân nào.

Mặc dù còn nhiều tranh cãi về tính hợp pháp của nhập khẩu song song như nó sẽ gây tổn hại đến công việc R&D để sáng tạo ra những loại thuốc tiên tiến, không khuyến khích việc nghiên cứu do bị giảm nguồn lợi nhuận. Tuy nhiên, đối với các quốc gia nghèo, đang phát triển, nhập khẩu song song lại tỏ ra vô cùng cần thiết nhằm tiếp cận với nguồn thuốc giá rẻ, giảm sự độc quyền của các công ty sản xuất thuốc.

>> Xem thêm : Dịch vụ luật sư tranh tụng doanh nghiệp