Nhà đầu tư nước ngoài mở cổng thanh toán trực tuyến tại Việt Nam

0
368

Nhà đầu tư hỏi: Chúng tôi là một công ty Hàn Quốc, đang có nhu cầu mở một công ty về cổng thanh toán trực tuyến tại Việt Nam.

Luật sư vui lòng giải đáp giùm em một số thắc mắc:

1.      Có phải là phải  mở công ty, có giấy phép đăng ký kinh doanh rồi mới xin giấy phép của Ngân hàng nhà nước về hoạt động trong lĩnh vực Trung gian thanh toán ?

2.     Khi đăng  ký thành lập công ty thì vẫn lên Sở kế hoạch đầu tư th.HCM để đăng ký bình thường ?

3.     Ngành nghề đăng ký kinh doanh nào thì phù hợp với Công ty Cổng thanh toán trực tuyến?

4.     Về phương án kinh doanh dịch vụ trung gian thanh toán được phê duyệt theo đúng quy định về thẩm quyền đầu tư tại điều lệ công ty, em phải làm như thế nào? Đối tượng phê duyệt là ai?

5.     Về các điều kiện kỹ thuật, nghiệp vụ thì có quy định cụ thể nào không Luật sư?

6.     Loại hình Công ty nào sẽ phù hợp?

7.     Ngoài giấy phép Xin hoạt động trung gian thanh toán do Ngân hàng nhà nước Việt Nam cấp thì còn những giấy phép cần thiết nào không?

Luật sư trả lời:

Thay mặt SB Law, trân trọng cảm ơn chị đã quan tâm sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật của công ty chúng tôi. Liên quan đến vấn đề này, chúng tôi trả lời như sau:
1. Để thực hiện được dịch vụ trung gian thanh toán, cần thiết phải thành lập công ty với nội dung đăng ký kinh doanh “hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán”. Sau khi được cấp giấy đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đầu tư với nội dung đăng ký kinh doanh như trên, công ty sẽ phải tiến hành thủ tục xin cấp giấy phép hoạt động trung gian thanh toán từ Ngân hàng nhà nước.
2. Đăng ký thành lập công ty sẽ vẫn được tiến hành tại Sở kế hoạch và đầu tư.
3. Ngành nghề hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán.
4. Phương án kinh doanh phải được Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên … cụ thể theo quy định tại Điều lệ công ty.
5. Hệ thống công nghệ thông tin cần phải đáp ứng các yêu cầu về bảo đảm an toàn và bảo mật trong hoạt động ngân hàng và hoạt động ngân hàng điện tử như: khu vực xử lý, lưu giữ thông tin và phương tiện xử lý thông tin phải được bảo vệ bằng tường bao, cổng ra vào có kiểm soát, phòng máy chủ phải đảm bảo chỉ có những người có nhiệm vụ mới được vào, không dột, không thấm nước, không bị ánh nắng chiếu rọi trực tiếp…, máy chủ có tính năng sẵn sàng cao, cơ chế dự phòng linh hoạt để bảo đảm hoạt động liên tục, các tài liệu về an toàn, bảo mật của phần mềm phải được hệ thống hóa và lưu trữ, sử dụng theo chế độ “mật”; trước khi triển khai chương trình ứng dụng mới, phải đánh giá những rủi ro của quá trình triển khai đối với hoạt động nghiệp vụ, các hệ thống công nghệ thông tin liên quan và lập, triển khai các phương án hạn chế, khắc phục rủi ro….

6. Công ty cổ phần hoặc công ty TNHH sẽ thích hợp nhất.
7. Ngoài giấy phép do NHNN cấp thì ko có giấy phép nào phát sinh thêm.
Để báo giá cho trường hợp này, bạn vui lòng làm rõ các thông tin sau:
– Công ty dự kiến hoạt động cung cấp dịch vụ trung gian thanh toán là công ty trong nước hay nước ngoài? Vui lòng gửi giấy đăng ký kinh doanh?
– Vốn điều lệ thực góp cho đến thời điểm hiện tại của Công ty là bao nhiêu?
Trên cơ sở đó, SB Law sẽ có báo giá phù hợp. Trong trường hợp cần trao đổi thêm thông tin chi tiết, vui lòng liên hệ lại với chúng tôi.