NHỮNG ĐIỂM MỚI CỦA LUẬT TỔ CHỨC QUỐC HỘI CỦA NĂM 2014

0
246

Ngày 20/11/2014, tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội Khóa XIII đã thông qua Luật tổ chức Quốc hội số 57/2014/QH13 (sau đây gọi là Luật Tổ chức Quốc hội năm 2014). Chủ tịch nước ký Lệnh số 15/2014/L-CTN ngày 04/12/2014 công bố Luật tổ chức Quốc hội. Luật có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2016
Luật có 7 Chương với 102 Điều quy định về vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Quốc hội; đại biểu Quốc hội; Ủy ban Thường vụ Quộc hội và Chủ tịch Quốc hội; Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội; kỳ họp Quốc hội; Tổng thư ký Quốc hội, Văn phòng Quốc hội, các cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội và kinh phí hoạt động của Quốc hội.
Luật tổ chức Quốc hội năm 2014 có một số nội dung quan trọng được quy định như sau:
Chương I. Vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Quốc hội: gồm 20 điều (từ Điều 1 đến Điều 20), quy định về vị trí, chức năng của Quốc hội; Nhiệm kỳ Quốc hội; Nguyên tắc và hiệu quả hoạt động của Quốc hội; Làm Hiến pháp và sửa đổi luật; Giám sát tối cao của Quốc hội; Quyết định các vấn đề quan trọng về kinh tế – xã hội; Bầu các chức danh trong bộ máy nhà nước; Phê chuẩn các chức danh trong bộ máy nhà nước; Việc từ chức của người được Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn; Miễn nhiệm, bãi nhiệm, phê chuẩn đề nghị miễn nhiệm, cách chức người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn; Lấy phiếu tín nhiệm; Bỏ phiếu tín nhiệm; Quyết định thành lập, bãi bỏ cơ quan, thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới hành chính; Bãi bỏ văn bản trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội; Quyết định đại xá; Quyết định vấn đề chiến tranh và hòa bình; Phê chuẩn, quyết định gia nhập hoặc chấm dứt hiệu lực của điều ước quốc tế; Trưng cầu ý dân; Xem xét báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị và việc giải quyết kiến nghị của cử tri cả nước

Chương II. Đại biểu Quốc hội: gồm 23 điều (từ Điều 21 đến Điều 43) quy định các nội dung liên quan đến: Vị trí, vai trò của đại biểu Quốc hội; Tiêu chuẩn của đại biểu Quốc hội; Số lượng đại biểu Quốc hội; Thời gian hoạt động của đại biểu Quốc hội; Nhiệm kỳ của đại biểu Quốc hội; Trách nhiệm tham gia các hoạt động của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội; Trác nhiệm với cử tri; Trách nhiệm tiếp công dân, tiếp nhận và xử lý khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của công dân; Quyền trình dự án luật, pháp lệnh và kiến nghị về luật, pháp lệnh; Quyền tham gia làm thành viên và tham gia hoạt động của Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội; Quyền ứng cử, giới thiệu người ứng cử vào các chức danh do Quốc hội bầu; Quyền chất vấn; Quyền kiến nghị của đại biểu Quốc hội; Quyền yêu cầu khi phát hiện hành vi vi phạm pháp luật; Quyền yêu cầu cung cấp thông tin; Quyền tham dự kỳ họp Hội đồng nhân dân; Quyền miễn trừ của đại biểu Quốc hội; Việc chuyển công tác, xin thôi làm nhiệm vụ đại biểu Quốc hội; Việc tạm đình chỉ hoặc mất quyền đại biểu Quốc hội; Việc bãi nhiệm đại biểu Quốc hội; Phụ cấp và các chế độ khác của đại biểu Quốc hội; Điều kiện bảo đảm cho đại biểu Quốc hội; Đoàn đại biểu Quốc hội

Chương III. Ủy ban thường vụ Quốc hội và Chủ tịch Quốc hội: gồm 22 điều (từ Điều 44 đến Điều 65) quy định về: Vị trí, chức năng và cơ cấu tổ chức của Ủy ban thường vụ Quốc hội; Trách nhiệm của các thành viên Ủy ban thường vụ Quốc hội; Phối hợp công tác giữa Ủy ban thường vụ Quốc hội với các cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân; Ủy ban thường vụ Quốc hội chuẩn bị, triệu tập và chủ trì kỳ họp Quốc hội; Xây dựng luật, pháp lệnh; Giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh; Giám sát của Ủy ban thường vụ Quốc hội; Đình chỉ, bãi bỏ văn bản của cơ quan nhà nước ở trung ương; Ủy ban thường vụ Quốc hội chỉ đạo, điều hòa, phối hợp hoạt động của Hội đồng dân tộc và Ủy ban của Quốc hội; Trách nhiệm của Ủy ban thường vụ Quốc hội trong việc bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm, phê chuẩn các chức danh trong bộ máy nhà nước; Trách nhiệm của Ủy ban thường vụ Quốc hội đối với hoạt động của đại biểu Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội; Ủy ban thường vụ Quốc hội giám sát, hướng dẫn hoạt động của Hội đồng nhân dân; Thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính dưới tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Quyết định tình trạng chiến tranh, quyết định tổng động viên hoặc động viên cục bộ, ban bố, bãi bỏ tình trạng khẩn cấp; Trách nhiệm của Ủy ban thường vụ Quốc hội trong việc thực hiện quan hệ đối ngoại của Quốc hội; Tổ chức trưng cầu ý dân; Phiên họp Ủy ban thường vụ Quốc hội; Thời gian tiến hành phiên họp Ủy ban thường vụ Quốc hội; Dự kiến chương trình và quyết định triệu tập phiên họp Ủy ban thường vụ Quốc hội; Tài liệu phục vụ phiên họp Ủy ban thường vụ Quốc hội; Nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch Quốc hội; Nhiệm vụ, quyền hạn của các Phó Chủ tịch Quốc hội;

Chương IV. Hội đồng dân tộc và các Ủy ban Quốc hội: gồm 24 điều (từ Điều 66 đến Điều 89) quy định về: Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội; Cơ cấu tổ chức của Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội; Nguyên tắc làm việc, nhiệm kỳ và trách nhiệm báo cáo của Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội; Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng dân tộc; Nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban pháp luật; Nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban tư pháp; Nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban kinh tế; Nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban tài chính, ngân sách; Nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban quốc phòng và an ninh; Nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban văn hóa, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng; Nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban về các vấn đề xã hội; Nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban khoa học, công nghệ và môi trường; Nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban đối ngoại; Trách nhiệm tham gia thẩm tra và phối hợp giữa Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội; Trách nhiệm của Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội trong việc bảo vệ Hiến pháp; Yêu cầu báo cáo, cung cấp tài liệu, cử thành viên đến xem xét, xác minh; Giải trình tại phiên họp Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội; Phối hợp công tác với các cơ quan, tổ chức ở địa phương; Quan hệ đối ngoại và hợp tác quốc tế; Nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch Hội đồng dân tộc, Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội; Nhiệm vụ, quyền hạn của Thường trực Hội đồng dân tộc, Thường trực Ủy ban của Quốc hội; Phiên họp toàn thể của Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội; Thành lập Ủy ban lâm thời; Cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban lâm thời

Chương V. Kỳ họp Quốc hội: gồm 8 điều (từ Điều 90 đến Điều 97) quy định về: Kỳ họp Quốc hội; Chương trình kỳ họp Quốc hội; Triệu tập kỳ họp Quốc hội; Người được mời tham dự kỳ họp Quốc hội, dự thính tại phiên họp Quốc hội; Các hình thức làm việc tại kỳ họp Quốc hội; Trách nhiệm chủ tọa các phiên họp Quốc hội; Biểu quyết tại phiên họp toàn thể; Tài liệu phục vụ kỳ họp Quốc hội.

Chương VI. Tổng thư ký Quốc hội, Văn phòng Quốc hội, các cơ quan thuộc Ủy ban thường vụ Quốc hội và kinh phí hoạt động của Quốc hội: gồm 4 điều (từ Điều 98 đến Điều 101) quy định về: Tổng thư ký Quốc hội; Văn phòng Quốc hội; Các cơ quan thuộc Ủy ban thường vụ Quốc hội; Kinh phí hoạt động của Quốc hội.

Chương VII. Điều khoản thi hành: gồm Điều 102 quy định về hiệu thực thi hành.
Luật tổ chức Quốc hội sẽ có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2016.

Để tải chi tiết nội dung của Luật tổ chức Quốc hội quý khách vui lòng tải tại đây: http://www.moj.gov.vn/vbpq/Lists/Vn%20bn%20php%20lut/View_Detail.aspx?ItemID=29972