Pháp luật về hợp đồng thương mại ở Việt Nam

0
820

Câu hỏi:

Những ưu điểm và hạn chế của pháp luật về hợp đồng thương mại ở Việt Nam hiện nay là gì?

Luật sư trả lời:

Công ty Luật TNHH SB LAW cảm ơn bạn đã quan tâm đến dịch vụ tư vấn pháp luật của chúng tôi.

Liên quan đến thắc mắc của bạn, tôi xin tư vấn như sau:

Khoản 1 Điều 3 Luật Thương mại 2005 quy định:

Hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lời, bao gồm mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lời khác”.

Theo quy định trên thì chủ thể tham gia hợp đồng thương mại ít nhất một bên phải là thương nhân, và hiện nay, hợp đồng thương mại được điều chỉnh chủ yếu theo các quy định tại Các Điều ước quốc tế, Luật Thương mại 2005, …. và một số văn bản hướng dẫn.

Căn cứ theo các quy định của pháp luật hiện nay thì có thể thấy pháp luật về hợp đồng thương mại có một số ưu điểm và hạn chế như sau:

Ưu điểm:

-Pháp luật đã ra khái niệm khái quát về hành vi thương mại theo hướng: hành vi thương mại là mọi hành vi được thực hiện với mục đích lợi nhuận, đồng thời, pháp luật đã có những liệt kê và quy định chi tiết về một số hành vi thương mại điển hình, việc đưa ra khái niệm như vậy giúp phân biệt hợp đồng thương mại với các loaị hợp đồng dân sự, … là cơ sở để các bên chọn đúng quy định pháp luật điều chỉnh.

– Pháp luật hiện nay có khá nhiều quy định để điều chỉnh về hợp đồng thương mại,cụ thể là các quy định về điều kiện giao kết, nguyên tắc giao kết,…đảm bảo sự công bằng, đảm bảo quyền và lợi ích của các bên khi tham gia quan hệ hợp đồng.

– Do mang bản chất của Hợp đồng dân sự,, theo đó pháp luật hiện nay cũng có những quy định kế thừa từ những quy định dân luật truyền thống như: chủ thể, hình thức, quyền và nghĩa vụ của các bên, các chế tài giải quyết tranh chấp hợp đồng,… những quy định này có vai trò quan trọng để các bên thực hiện hợp đồng.

– Có thể thấy, trải qua một thời gian rất dài , pháp luật về hợp đồng thương mại có vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh mối quan hệ các bên tham gia hợp đồng, thúc đẩy hoạt động thương mại phát triển, thúc đẩy sự phát triển kinh tế- xã hội,…

Nhược điểm:

– Mặc dù đã có những quy định về hợp đồng thương mại, tuy nhiên có nhiều quy định chưa rõ ràng, và quy định còn khá rải rác trong nhiều văn bản khác nhau, khiến việc áp dụng những quy định đó còn khó khăn và hiệu quả áp dụng chưa thực sự có hiệu quả.

– Cùng với sự phát triển của xu thế hội nhập, việc tham gia hợp đồng thương mại ngày càng nhiều, tuy nhiên có vấn đề hiện nay vẫn chưa có những quy định cụ thể để điều chỉnh, đặc biệt là hợp đồng thương mại có yếu tố nước ngoài. Dẫn tới việc khi có những tranh chấp sảy ra thì gặp nhiều khó khăn trong việc giải quyết, và có thể gây ra những thiệt hại đáng kể.

Để tiếp tục phát huy những vai trò và để khắc phục những hạn chế như trên, pháp luật về hợp đồng thương mại cần được hoàn thiện hơn nữa, một số kiến nghị để hoàn thiện quy định pháp luật về hợp đồng thương mại như:

– Các quy định về hợp đồng thương mại cần được quy định một cách cụ thể và tập trung để có thể áp dụng một cách thuận lợi, đạt hiệu quả cao.

– Cần bổ sung những quy định mới để điều chỉnh quan hệ hợp đồng thương mại, đặc biệt là đối với hợp đồng thương mại có yếu tố nước ngoài.

Một hệ thống pháp luật rõ ràng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các bên tham gia quan hệ hợp đồng, góp phần thúc đẩy hoạt động thương mại đạt hiệu quả cao.

Xem thêm:

BUỘC THỰC HIỆN ĐÚNG HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI
Khi một bên trong hợp đồng thương mại không thực hiện đúng hợp đồng đã ký giữa các bên hoặc thực hiện không đúng các điều khoản đã thỏa thuận thì bên còn lại có quyền yêu cầu bên vi phạm thực hiện đúng hợp đồng để đảm bảo quyền và lượi ích của mình. Buộc phải thực hiện đúng hợp đồng được quy định tại Điều 297 Văn bản hợp nhất 17/VBHN-VPQH, cụ thể như sau:
Điều 297. Buộc thực hiện đúng hợp đồng
1. Buộc thực hiện đúng hợp đồng là việc bên bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm thực hiện đúng hợp đồng hoặc dùng các biện pháp khác để hợp đồng được thực hiện và bên vi phạm phải chịu chi phí phát sinh.
2. Trường hợp bên vi phạm giao thiếu hàng hoặc cung ứng dịch vụ không đúng hợp đồng thì phải giao đủ hàng hoặc cung ứng dịch vụ theo đúng thỏa thuận trong hợp đồng. Trường hợp bên vi phạm giao hàng hóa, cung ứng dịch vụ kém chất lượng thì phải loại trừ khuyết tật của hàng hóa, thiếu sót của dịch vụ hoặc giao hàng khác thay thế, cung ứng dịch vụ theo đúng hợp đồng. Bên vi phạm không được dùng tiền hoặc hàng khác chủng loại, loại dịch vụ khác để thay thế nếu không được sự chấp thuận của bên bị vi phạm.
3. Trong trường hợp bên vi phạm không thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều này thì bên bị vi phạm có quyền mua hàng, nhận cung ứng dịch vụ của người khác để thay thế theo đúng loại hàng hóa, dịch vụ ghi trong hợp đồng và bên vi phạm phải trả khoản tiền chênh lệch và các chi phí liên quan nếu có; có quyền tự sửa chữa khuyết tật của hàng hóa, thiếu sót của dịch vụ và bên vi phạm phải trả các chi phí thực tế hợp lý.
4. Bên bị vi phạm phải nhận hàng, nhận dịch vụ và thanh toán tiền hàng, thù lao dịch vụ, nếu bên vi phạm đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ theo quy định tại khoản 2 Điều này.
5. Trường hợp bên vi phạm là bên mua thì bên bán có quyền yêu cầu bên mua trả tiền, nhận hàng hoặc thực hiện các nghĩa vụ khác của bên mua được quy định trong hợp đồng và trong Luật này.