Thành lập công ty nước ngoài trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, phân phối

0
298

 Câu hỏi: Chúng tôi là doanh nghiệp Nhật Bản, chúng tôi muốn Thành lập công ty nước ngoài trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, phân phối trong lĩnh vực linh kiện, phụ kiện ô tô và thực phẩm, SBLAW có thể tư vấn?

Luật sư trả lời: Sau đây là một số lưu ý từ SBLAW như sau:

Nhà đầu tư có thể thành lập Công ty 100% vốn nước ngoài trong lĩnh vực này;

Thời hạn của dự án chỉ được từ 5 – 10 năm và có thể được gia hạn;

Tùy vào mặt hàng dự kiến xuất nhập khẩu, phân phối mà cơ quan nhà nước sẽ gửi yêu cầu xin ý kiến của các bộ, cơ quan có liên quan để thẩm tra tính hợp pháp, khả thi của dự án;

Do hồ sơ yêu cầu tài liệu chứng minh kinh nghiệm và tài chính của chủ đầu tư, chủ đầu tư cần phải có kinh nghiệm trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, phân phối và phải có năng lực tài chính (nộp báo cáo tài chính được kiểm toán cho 2 năm gần nhất và báo cáo tài chính phải có lãi, thư xác nhận tài khoản ngân hàng…)

Về yêu cầu đối với mặt hàng:

Linh kiện, phụ kiện ô tô: có thể bị hiểu là nhập khẩu ô tô theo dạng CDK (nhập khẩu linh kiện rời và lắp ráp ô tô tại Việt Nam). Điều kiện nhập khẩu ô tô vào Việt Nam rất khó (phải có thư giới thiệu của nhà sản xuất, có giấy chứng nhận cơ sở bảo hành bảo dưỡng ô tô đủ điều kiện do Bộ Giao thông, vận tải cấp)

Thực phẩm (sau khi nhập khẩu phải thực hiện thủ tục công bố chất lượng tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền)

Xem thêm:

QUYỀN TỰ DO KINH DOANH XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU
Hoạt động ngoại thương là hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế được thực hiện dưới các hình thức xuất khẩu, nhập khẩu; tạm nhập, tái xuất; tạm xuất, tái nhập; chuyển khẩu;…Thương nhân có quyền tự do kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu và được bảo vệ theo pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. Điều 5 Luật Quản lý ngoại thương năm 2017 quy định về Quyền tự do kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu như sau:
Điều 5. Quyền tự do kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu
1. Quyền tự do kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu đối với thương nhân Việt Nam không là tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài được thực hiện như sau:
a) Thương nhân được kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu và thực hiện các hoạt động khác có liên quan không phụ thuộc vào ngành, nghề đăng ký kinh doanh, trừ hàng hóa thuộc Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu và hàng hóa tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu;
b) Thương nhân khi xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa theo giấy phép, theo điều kiện phải đáp ứng các yêu cầu về giấy phép, điều kiện;
c) Chi nhánh của thương nhân Việt Nam được thực hiện hoạt động ngoại thương theo ủy quyền của thương nhân.
2. Quyền tự do kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu đối với thương nhân Việt Nam là tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam được thực hiện như sau:
a) Thực hiện quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu theo quy định của Luật này và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Bộ Công Thương công bố Danh mục hàng hóa, lộ trình thực hiện quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu theo quy định của điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;
b) Thực hiện quyền xuất khẩu thông qua mua hàng hóa tại Việt Nam để xuất khẩu ra nước ngoài dưới hình thức đứng tên trên tờ khai hàng hóa xuất khẩu để thực hiện và chịu trách nhiệm về các thủ tục liên quan đến xuất khẩu. Quyền xuất khẩu không bao gồm quyền tổ chức mạng lưới mua gom hàng hóa tại Việt Nam để xuất khẩu;
c) Thực hiện quyền nhập khẩu hàng hóa từ nước ngoài vào Việt Nam để bán cho thương nhân có quyền phân phối hàng hóa đó tại Việt Nam dưới hình thức đứng tên trên tờ khai hàng hóa nhập khẩu để thực hiện và chịu trách nhiệm về các thủ tục liên quan đến nhập khẩu. Quyền nhập khẩu không bao gồm quyền tổ chức hoặc tham gia hệ thống phân phối hàng hóa tại Việt Nam.
3. Thương nhân nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam, tổ chức, cá nhân khác có liên quan thuộc các nước, vùng lãnh thổ (sau đây gọi chung là nước) là thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới và các nước có thỏa thuận song phương với Việt Nam có quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu theo quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
4. Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phải được quy định, công bố chi tiết tương ứng với phân loại hàng hóa của Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam theo quy định của pháp luật về hải quan.
5. Chính phủ quy định chi tiết điểm b, điểm c khoản 2 và khoản 3 Điều này.