Thời hạn xét xử vụ án Dân sự về thừa kế

0
395

Q: Tôi gửi thư này để mong được anh giúp đỡ trong một vụ án dân sự như sau:

Ông bà tôi đều đã qua đời,(ông mất đã lâu rồi, bà mới mất năm 2004).

Khi mất ông bà để lại một mảnh đất khoảng 2000m2, ông bà tôi có 4 người con, gồm: 1 bác trai cả, hai bác gái và mẹ tôi.

Khi còn sống bà ở với bác trai cả, nhưng rất hay xuống nhà các con gái chơi và ở đó trong một vài tuần mới về, quan hệ của bà ngoại với con trai không được tốt cho lắm(bắt nguồn từ việc chăm sóc, bà).

Khi mất bà không để lại di chúc nên bác trai cả sở hữu hoàn toàn mảnh đất 2000m2 trên, sau đó các con của bác trưởng thành thì bác trai đã chia đất cho các con (bác có 3 người con,hai anh trai mỗi người 1 mảnh đất và đã xây nhà trên đó, còn chị gái thì bán đất đi để trả nợ cho chồng).

Hai bác gái và mẹ tôi đều không có bất cứ mâu thuẫn, tranh chấp ghì đối với số tài sản trên nhưng đến năm 2012, khi bác trai đòi bán nốt mảnh đất phía sau nhà (khoảng 700m2) thì hai bác và mẹ tôi lên tiếng, không cho bác bán đất của ông bà để lại nhưng không thành.

Vì vậy hai bác và mẹ tôi đâm đơn ra toàn đòi quyền chia tài sản thừa kế, đến nay đơn đã được toàn án nhân dân huyện nhân hơn 6 tháng, đã gặp và thương thảo hai bên 3 lần nhưng chưa có kết quả gì vì bác trai tôi cương quyết cho rằng đất đó là do bác tự khai phá, mặc dù bên hai bác và mẹ tôi có đầy đủ giấy tờ, chứng cứ, nhân chứng để chứng minh mảnh đất kia là của ông bà tôi để lại và do công của cả 4 anh chị em cùng xây dựng và giữ gìn nhưng toàn án ND huyện vẫn không ra phán quyết.

Đến ngày 7/5/2014 TAND đã không xử mà nói rằng “chưa đủ căn cứ để kết thúc vụ việc”.

Với những thông tin trên tôi mong luật sư tư vấn cho tôi và gia đình tôi. Bây giờ chúng tôi nên làm gì và trình tự như thế nào?

A: Theo quy định tại Điều 179 Bộ luật tố tụng dân sự về thời hạn chuẩn bị xét xử thì có quy định:

1. Thời hạn chuẩn bị xét xử các loại vụ án được quy định như sau:

a) Đối với các vụ án quy định tại Điều 25 và Điều 27 của Bộ luật này, thời hạn là bốn tháng, kể từ ngày thụ lý vụ án;

b) Đối với các vụ án quy định tại Điều 29 và Điều 31 của Bộ luật này, thời hạn là hai tháng, kể từ ngày thụ lý vụ án.

Đối với vụ án có tính chất phức tạp hoặc do trở ngại khách quan thì Chánh án Toà án có thể quyết định gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử, nhưng không quá hai tháng đối với vụ án thuộc trường hợp quy định tại điểm a và một tháng đối với vụ án thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều này.

2. Trong thời hạn chuẩn bị xét xử quy định tại khoản 1 Điều này, tuỳ từng trường hợp, Toà án ra một trong các quyết định sau đây:

a) Công nhận sự thoả thuận của các đương sự;

b) Tạm đình chỉ giải quyết vụ án;

c) Đình chỉ giải quyết vụ án;

d) Đưa vụ án ra xét xử.

3. Trong thời hạn một tháng kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử, Toà án phải mở phiên toà; trong trường hợp có lý do chính đáng thì thời hạn này là hai tháng”.

Vậy Thẩm phán phải đảm báo đúng thời hạn xét xử như trên là 4 tháng và có thể gia hạn thêm 2 tháng kể từ ngày thụ lý.

Nếu Thẩm phán vi phạm thời hạn này thì gia đình làm đơn đề nghị gửi Thẩm phán và Chánh án tòa án Huyện để xem xét và giả quyết.

Để bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp của gia đình thì mẹ và các bác em nên mời Luật sư và tư vấn từ các tổ chức Luật sư.

Có vấn đề gì cần tư vấn thêm mời em liên với chúng tôi theo đị chỉ này.

Trân trọng,