Tình hình tội phạm và vi phạm pháp luật liên quan đến hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản vẫn diễn biến phức tạp, với thủ đoạn tinh vi, xảy ra tại nhiều địa phương, trên nhiều lĩnh vực và đặc biệt là lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng có chiều hướng gia tăng. Liên quan đến các vẫn đề lừa đảo trên không gian mạng hiện nay Luật sư Đỗ Xuân Thu – Trưởng phòng tranh tụng SB Law đã có buổi trả lời phỏng vấn An Ninh Ti Vi. Dưới đây là nội dung chi tiết.
1.Cảnh giác chiêu trò giả mạo luật sư, hack app giúp người bị lừa lấy lại tiền:
Trường hợp 2:
Còn đối với B, cũng là nạn nhân của chiêu trò lừa đảo trên mạng. Khi B đăng bài lên mạng xã hội, một đối tượng lừa đảo khác chủ động nhắn tin cho B và hứa giúp B lấy lại số tiền bằng việc hack app lừa đảo.
Câu hỏi: Lợi dụng sự nhẹ dạ và tâm lý muốn lấy lại tiền thật nhanh, nhiều người dân đã bị lừa một lần nữa một cách dễ dàng thông qua việc các chiêu trò trên. Ông đánh như thế nào về hai hoạt động lừa đảo trên? Ông có lời khuyên gì dành cho người dân?
Trả lời:
Đối với việc giả mạo người khác trên mạng xã hội Facebook trở nên khá phổ biến, khiến cho nhiều người không khỏi lo lắng và bức xúc. Việc giả mạo người khác trên mạng xã hội Facebook hiện nay được cho là với nhiều mục đích khác nhau nhưng phổ biến nhất chính là việc giả mạo người khác trên mạng xã hội Facebook nhằm mục đích lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Cùng với đó là việc lừa hách app giúp lấy lại tiền… Đó đều là những chiêu trò phổ biến hiện nay để nhằm lừa đảo chiếm đoạt tài sản của người dân. Những hình thức lừa đảo này không mới và ngày càng tinh vi hơn bám sát vào nhu cầu của người dùng. Chúng ta có thể thấy hiện nay hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản bằng thủ đoạn chốt đơn hàng diễn ra hết sức nhức nhối. Nhiều bị hại chỉ vì mấy trăm ngàn đồng lãi ban đầu mà cuối cùng “tự nguyện” nộp cho các đối tượng số tiền lên đến hàng chục tỷ đồng mà vẫn còn chưa dừng lại…
Thủ đoạn quen thuộc của các đối tượng là luôn đưa ra những “mồi nhử” rất hấp dẫn. Mỗi một đơn hàng sau khi thực hiện xong sẽ được hưởng số tiền hoa hồng 10 đến 20%. Khi thanh toán các đơn hàng đầu có giá trị nhỏ (từ 1 triệu đến 5 triệu đồng) nạn nhân sẽ được chuyển lại đầy đủ tiền gốc và lãi. Tuy nhiên khi thực hiện đơn hàng có giá trị cao, các đối tượng lập tức giở nhiều thủ đoạn để khiến cho bị hại khánh kiệt. Nhiều người, nhất là những phụ nữ đang nuôi con nhỏ, hiện ở nhà không có việc làm, sinh viên có nhu cầu bán hàng online để kiếm thêm thu nhập đã sập bẫy của các đối tượng lừa đảo.
Cùng với đó nắm bắt được tâm lý muốn lấy lại tiền của những bị hại mà xuất hiện thêm hình thức lừa đảo phát sinh là mạo danh luật sư liên hệ với những bị hại đề nghị giúp đỡ bị hại lấy khoản tiền đã mất và thu phí nhưng thực tế là đang tiếp tục lừa bị hại lần hai. Do đó, người dân cần hết sức cảnh giác trước những hành vi lừa đảo đó, trước khi chuyển tiền hoặc cung cấp bất cứ được thông tin gì cho người khác cần hết sức cẩn trọng và chỉ cung cấp thông tin với những người có thẩm quyền và uy tín.
Trước những hành vi lừa đảo tinh vi trên, người dân cần lưu ý như sau:
Không cung cấp thông tin, hình ảnh cá nhân hoặc đăng tải lên mạng xã hội. Tuyệt đối không cung cấp thông tin cá nhân cho bất kỳ tổ chức, cá nhân nào khi chưa biết họ là ai và sử dụng vào mục đích gì. Không thực hiện các yêu cầu chuyển tiền thông qua tin nhắn của các trang mạng xã hội, kể là của người thân, bạn bè. Trước khi chuyển tiền cho người khác cần biết họ là ai và có đầy đủ thông tin của họ, nếu là Luật sư thì có văn phòng hoạt động và thông tin về số thẻ Luật sư, giấy chứng nhận hành nghề do cơ.
Không cung cấp các thông tin: Giấy chứng minh thư nhân dân/Căn cước công dân, tài khoản cá nhân, tài khoản ngân hàng, các loại thẻ tín dụng do ngân hàng cấp, phát.
Không tin vào những chiêu trò chốt đơn hàng nhận hoa hồng hay nhận thưởng qua mạng với yêu cầu nạp tiền qua thẻ điện thoại hoặc chuyển tiền qua tài khoản ngân hàng để làm thủ tục nhận thưởng… Khi tài khoản bỗng dưng nhận được một khoản tiền “chuyển nhầm” thì không được sử dụng số tiền ấy vào việc chi tiêu cá nhân.
Không cung cấp tên đăng nhập (username), mật khẩu truy cập/mã PIN Internet bangking, mã OTP cho người khác, ngay cả khi nhận được yêu cầu từ nhân viên ngân hàng. Không nhập tên đăng nhập, mật khẩu truy cập/mã PIN Internet bangkinh, mã OTP, số tài khoản…của mình vào trang web hoặc liên kết khác với những trang web chính thống của ngân hàng đã và đang sử dụng.
Khi có bất kỳ nghi vấn liên quan đến các hành vi lừa đảo trên, người bị hại cần liên hệ ngay với cơ quan Công an nơi gần nhất. Hãy luôn nâng cao cảnh giác và làm theo các khuyến cáo để không bị lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
2.Cẩn trọng khi hàng loạt người thân gửi bạn đường dẫn khảo sát kiếm tiền thưởng
Câu hỏi:
Gần đây, chị B hay nhận được những tin nhắn từ bạn bè, người thân về một đường link khảo sát Bia Sài Gòn 2023. Ngay sau khi bấm vào đường link, B được thông báo trúng 2.000.000 đồng và yêu cầu đăng ký và đăng nhập lại facebook để nhận thưởng. Thế nhưng đây chính là chiêu trò của bọn lừa đảo.Theo các chuyên gia, người dân tuyệt đối không nên bấm vào các đường link có dấu hiệu đáng nghi, và không cung cấp thông tin: Số CMND, số điện thoại, địa chỉ email, mật khẩu đăng nhập, mã OTP, số thẻ… cho bất cứ ai khi được yêu cầu hoặc cung cấp tới các trang web giả mạo. Vậy theo Luật sư Hành vi trên sẽ bị xử lý như thế nào và Luật sư có lời khuyên gì dành cho người dân không?
Trả lời:
Về xử phạt hành chính:
Theo điều 15 nghị định 144/2021/NĐ-CP về xử phạt hành chính trong lĩnh vực an ninh, an toàn xã hội quy định đối với hành vi dùng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản thì sẽ bị phạt từ 2 triệu đồng đến 5 triệu đồng. Ngoài ra còn có thể bị xử phạt bổ sung tịch thu tang vật phương tiện vi phạm hành chính và trục xuất người nước ngoài có hành vi vi phạm.
Về xử phạt hình sự:
Theo điều 174 Bộ Luật hình sự 2015 thì người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2 triệu đồng trở lên hoặc dưới 2 triệu đồng nhưng thuộc những trường hợp tăng nặng thì sẽ bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm và nặng nhất có thể lên tới 20 năm hoặc tù chung thân. Ngoài ra người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 100 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Hiện nay với sự phát triển nhanh chóng của mạng xã hội, công nghệ thông tin. Hành vi lừa đảo trên mạng của những kẻ xấu ngày càng tinh vi và nguy hiểm. Vậy nên Người dân cần hết sức cảnh giác trước những món quà tặng từ trên trời rơi xuống, không tiết lộ thông tin cá nhân, số điện thoại, chứng minh nhân dân, thẻ ngân hàng… Khi phát hiện dấu hiệu lừa đảo cần ngay lập tức tố giác hành vi lừa đảo tới cơ quan công an gần nhất để được xử lý và giải quyết.
3.Cảnh giác chiêu trò giả mạo người giao hàng và những đơn hàng giả mạo trên ứng dụng mua hàng trực tuyến:
Câu hỏi:
Gần đây A bị một đối tượng tự nhận là người giao hàng, và đang trên đường giao tới nhà A, yêu cầu A chuyển khoản trước để đối tượng này chỉ cần nhét vào nhà, tiết kiệm thời gian giao hàng. Vì dạo gần đây A không có đặt đồ trên mạng nữa, nên nghi ngờ, không chấp nhận chuyển tiền mà phải được trực tiếp xem hàng.
Còn với B, có đặt một đơn hàng trên nền tảng S. Khi đơn hàng được giao đến S, nội dung thông tin trên gói hàng đúng với nội dung thông tin trên ứng dụng mua hàng, nhưng khi B khui hàng thì lại nhận một món đồ khác. B kiểm tra lại trên nền tảng S thì gói hàng thật của B vẫn đang vận chuyển, chưa được giao nên B mới phát hiện mình đã bị lừa bằng một đơn hàng giả mạo.
Lợi dụng việc đặt hàng trực tuyến ngày càng tăng cao, các đối tượng xấu đã sử dụng nhiều hình thức lừa đảo tinh vi để chiếm đoạt tài sản của người dân. Dù giá trị các món hàng có thể không lớn, nhưng nó ảnh hưởng đến tâm lý mua hàng của người dân rất nhiều…Luật sư có đánh giá gì về những thủ đoạn trên? Luật sư có lời khuyên gì dành cho người dân.
Trả lời:
Lợi dụng nhu cầu mua hàng qua mạng của người tiêu dùng gia tăng, nhiều đối tượng đã lừa đảo, chiếm đoạt tài sản của người tiêu dùng bằng những chiêu thức, thủ đoạn hết sức tinh vi. Việc lộ thông tin khách hàng khi mua sắm online khiến người tiêu dùng phải đối mặt tình trạng bị lừa đảo nhận phải đơn hàng ảo/giả mạo.
Nhiều người tiêu dùng đặt hàng qua các trang mạng hay chưa từng đặt hàng thì nhân viên giao hàng vẫn gọi điện cho người mua hoặc người thân, yêu cầu nhận hàng. Do người mua chủ quan không kiểm tra hàng (hoặc người giao không cho kiểm tra), người mua thanh toán số tiền đúng như thông tin trên gói hàng, tuy nhiên, lại nhận phải những bưu phẩm “ma”.
Những đối tượng giả mạo người giao hàng và những đơn hàng giả mạo trên ứng dụng mua hàng trực tuyến nhằm chiếm đoạt tài sản của người tiêu dùng có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản quy định tại Điều 174 Bộ luật hình sự 2015 (được sửa đổi, bổ sung năm 2017) với mức hình phạt cao nhất là bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân. Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Trước tiên, để tránh trở thành nạn nhân của thủ đoạn trên, khi nhận hàng, người dân cần kiểm tra kỹ thông tin người gửi và hàng hóa bên trong, trong trường hợp hàng nhận được không trùng với mã đơn hàng đã được xác thực qua mail hay tin nhắn trước đó thì người mua không nên nhận hàng. Nếu không phải là người trực tiếp mua hàng thì trước khi nhận hàng nên xác minh lại việc mua hàng của người thân mình trước khi giao tiền.
Bên cạnh đó, người dân chỉ nên mua hàng tại những website đã đăng ký hoặc thông báo với Bộ Công Thương. Các website phải cung cấp đầy đủ các thông tin như: Thông tin về chủ sở hữu website, thông tin về điều kiên giao dịch chung, các chính như đổi trả hàng và hoàn tiền, chính sách giao nhận, vẫn chuyển, thanh toán, bảo mật thông tin cá nhân người tiêu dùng nhằm hạn chế tình trạng bị các đối tượng xấu đánh cắp thông tin cá nhân của người dân.
Trường hợp nhận được gói hàng “ma”, người dân nên khiếu nại đến các website, FB mình đặt hàng. Nếu xét thấy có dấu hiệu tội phạm thì có thể nộp đơn/liên hệ đến cơ quan công an có thẩm quyền để được xem xét, giải quyết.