Bảo hộ chỉ dẫn địa lý tức bảo hộ độc quyền của cư dân thuộc một vùng sử dụng chỉ dẫn địa lý cho các sản phẩm có nguồn gốc từ vùng đó.
Trong Luật không quy định thế nào là bảo hộ chỉ dẫn địa lý nhưng đã quy định điều kiện bảo hộ đối với chỉ dẫn địa lý tại điều 79: Chỉ dẫn địa lý được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau: 1. Sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý có nguồn gốc địa phương từ khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hoặc nước tương ứng với chỉ dẫn địa lý. 2. Sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý có danh tiếng, chất lượng hoặc đặc tính chủ yếu do điều kiện địa lý của khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hoặc nước tương ứng với chỉ dẫn địa lý đó quyết định.
Chỉ dẫn địa lý muốn được bảo hộ cần phải đáp ứng hai điều kiện: Thứ nhất là sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý có nguồn gốc địa lý từ khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hoặc nước tương ứng với chỉ dẫn địa lý.
Vậy, thế nào là sản phẩm được coi là có nguồn gốc từ khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hoặc nước tương ứng với chỉ dẫn địa lý? Một sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý có nguồn gốc địa lý từ khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hoặc nước tương ứng với chỉ dẫn địa lý nếu như sản phẩm đó được sản xuất từ khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hoặc nước đó.
Như thế có nghĩa là tất cả các khâu tạo nên sản phẩm đều phải được thực hiện tại nơi mà sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý.Tuy nhiên hiểu như vậy có phần khắt khe ta có thể chia cách xác định nguồn gốc của hàng hóa ra làm hai trường hợp:
Đối với sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý tạo ra từ ngành nghề truyền thống mà không phải là lương thực thực phẩm ví dụ như gốm Bát Tràng… Chất lượng đặc tính riêng bịêt của sản phẩm gốm Bát Tràng không những được tạo nên bởi nguyên liệu của địa phương, mà còn cả kĩ thuật quy trình chế tạo của người dân địa phương đó.Nên dù có mang nguyên liệu từ làng Bát Tràng đi nơi khác sản xuất thì sản phẩm cũng không đạt được chất lượng như sản xuất tại làng Bát Tràng. Vì thế sản phẩm chỉ được coi là gốm Bát Tràng khi tất cả các công đoạn làm ra sản phẩm diễn ra ở Bát Tràng.Với sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý tạo ra từ ngành nghề truỳên thống mà không phải là lương thực thực phẩm thì sản phẩm chỉ được mang chỉ dẫn địa lý khi mà tất cả các công đoạn làm nên sản phẩm được thực hiện ở nơi sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý.
Đối với sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý tạo ra từ ngành nghề truỳên thống là lương thực thực phẩm ví dụ nước mắm Phú Quốc…. Nếu nguyên liệu là cá cơm được người dân đảo Phú Quốc đánh bắt bằng phương pháp truyền thống, quy trình chế biến ra nước mắm đều được thực hiện bởi người dân trên đảo Phú Quốc theo đúng quy trình truyền thống thì cho dù việc đóng chai, dán nhãn được thực hiện ở nơi khác thì sản phẩm vẫn được coi là nước mắm Phú Quốc. Như vậy, dù một số công đoạn thực hiện ở nơi khác nhưng những công đoạn tạo nên đặc tính riêng biệt cảu sản phẩm được thực hiện ở nơi sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý thì sản phẩm vẫn được xem là có nguồn gốc từ nơi đó.
Thêm vào vậy, khu vực, địa phương,vùng lãnh thổ được chỉ dẫn được xác định như thế nào? Theo điều 83 Luật sở hữu trí tuệ thì khu vực mang chỉ dẫn địa lý có ranh giới được xác định một cách chính xác bằng từ ngữ và bản đồ.
Thứ hai là danh tiếng,chất lượng hoặc đặc tính chủ yếu do điều kiện địa lý của khu vực, địa phương,vùng lãnh thổ hoặc nước tương ứng với chỉ dẫn địa lý đó quyết định. Ở đây có thể hiểu theo bốn cách:
Một là chỉ được coi là có mối liên hệ giữa sản phẩm và điều kiện địa lý nếu sản phẩm có đủ ba yếu tố danh tiếng,chất lượng và đặc tính chủ yếu.
Hai là sản phẩm sẽ được coi là có mối liên hệ giữa sản phẩm và điều kiện địa lý khi sản phẩm đáp ứng được một trong hai yếu tố danh tiếng-chất lượng hoặc đặc tính chủ yếu.
Ba là điều kiện địa lý mà sản phẩm mang chỉ dẫn mang lại cho sản phẩm hoặc chất lượng hoặc danh tiếng hoặc đặc tính chủ yếu.
Bốn là sản phẩm được coi là có mối liên hệ vơí điều kiện địa lý nếu sản phẩm đáp ứng được danh tiếng và chất lượng hoắc danh tiếng và chất lượng chủ yếu. Có thể thấy nếu hiểu theo cách thứ nhất sản phẩm mà phải đáp ứng được cả ba yếu tố danh tiếng, chất lượng và đặc tính thì quy định của pháp luật dường như là quá chặt còn nếu hiểu theo cách thứ cách thứ ba nếu chỉ cần đáp ứng một yếu tố thì chưa đủ để tạo nên mối liên hệ gữa sản phẩm và vùng địa lý mà sản phẩm mang chỉ dẫn. Có thể nói hiểu theo cách thứ tư là hợp lý hơn cả.
Các khái niệm có liên quan: Danh tiếng của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý được xác định bằng mức độ tín nhiệm của người tiêu dùng đối với sản phẩm đó thông qua mức độ rộng rãi người tiêu dùng biết đến và chọn lựa sản phẩm đó (Theo khoản 1điều 81 Luật).
Chất lượng đặc tính của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý được xác định bằng một hoặc một số chỉ tiêu định tính, định lượng hoặc cảm quan về vật lý. Hoá học, vi sinh và các chỉ tiêu đó phải có khả năng kiểm tra được bằng phương pháp kiểm tra phù hợp .(Theo khoản 2 điều 81 Luật).
Các điều kiện địa lý quyết định danh tiếng chất lượng đặc tính của sản phẩm bao gồm yếu tố tự nhiên: khí hậu, thuỷ văn, địa chất, địa hình, hệ sinh thái….và yếu tố về con ngưòi: kỹ năng kỹ xảo của người sản xuất, quy trình sản xuất truyền thống của địa phương.(theo điều 82).