Bải bỏ những Giấy phép con theo quy định của Luật đầu tư 2014.

0
369

Trong chương trình luật sư doanh nghiệp, luật sư Nguyễn Thanh Hà, chủ tịch công ty luật SBLAW đã có bài trả lời phỏng vấn về bải bỏ Giấy phép con theo Luật đầu tư năm 2014.

Chúng tôi trân trọng giới thiệu nội dung bài phỏng vấn:

Câu hỏi: Luật Đầu tư 2014 quy định có 267 ngành nghề đầu tư, KD có điều kiện. Như vậy, tương ứng với đó sẽ là 6475 điều kiện kinh doanh. Và theo thống kê thì từ 1/7/2015 có đến 3299 điều kiện kinh doanh trái thẩm quyền. Vậy thì con số 3299 này từ đâu ra?

Trả lời:

Để thực hiện Luật đầu tư, Luật doanh nghiệp và nghị quyết 19  Nghị quyết số 19/NQ-CP ngày 12/3/2015 của Chính phủ, thực hiện phân công của bộ trưởng, CIEM đã phối hợp với các đơn vị có liên quan tập hợp, phân loại và rà soát các quy định về điều kiện kinh doanh.

Và đây là một trong những kết quả cụ thể trong việc triển khai Nghị quyết số 19/NQ-CP ngày 12/3/2015 của Chính phủ, được Bộ trưởng Bộ KHĐT Bùi Quang Vinh báo cáo tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 6/2015 vừa diễn ra ngày 29/6.

Kết quả rà soát và phân loại các điều kiện kinh doanh cho thấy, tương ứng với 267 ngành nghề kinh doanh có điều kiện, hiện có 6.475 điều kiện kinh doanh thuộc các cấp độ khác nhau, trong đó 3.299 điều kiện hiện đang quy định tại 170 Thông tư, Quyết định của các Bộ. Theo quy định của Luật Đầu tư 2014 thì 3.299 điều kiện này sẽ đương nhiên bị bãi bỏ và hết hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/7/2016.

Câu hỏi: Bộ Tư pháp là cơ quan phải thẩm định các văn bản quy phạm pháp luật, nhưng vẫn có những ĐKKD trái quy định như thế. Theo ông, ai chịu trách nhiệm?

Trả lời:

Trên thực tế, Luật doanh nghiệp năm 2000 (điều 6) đã quy định doanh nghiệp chỉ phải đáp ứng các ĐKKD khi nó có trong các luật, pháp lệnh, nghị định. Nhưng hàng loạt ĐKKD vẫn được các bộ, ngành, UBND ban hành ở các văn bản khác như thông tư, quyết định, chỉ thị…. Và việc này đã không được Chính phủ cũng như Bộ tư pháp quản lý chắt chẽ và không có biện pháp cứng rắn để xử lý các đơn vị bạn hành các điều kiện kinh doanh bất hợp lý.

Trước thực trạng nhiều ĐKKD trái thẩm quyền như thế, Luật đầu tư 2014 đã quy định lại rất rõ: ĐKKD chỉ được quy định trong luật, pháp lệnh, nghị định, điều ước quốc tế. Để rõ hơn, luật “quàng” thêm một câu: các bộ, cơ quan ngang bộ, HĐND, UBND các cấp, các cơ quan khác… không có quyền ban hành ĐKKD, điều kiện đầu tư.

Trách nhiệm đối với việc ban hành không đúng thẩm quyền các quy định về ĐKKD trước hết thuộc về các bộ trưởng, chủ tịch UBND tỉnh, thành phố, quận, huyện có liên quan.

Luật sư Nguyễn Thanh Hà trả lời phỏng vấn
Luật sư Nguyễn Thanh Hà trả lời phỏng vấn

Câu hỏi:  Nhưng có vẻ như chưa cơ quan nhà nước nào chuẩn bị cho việc hàng loạt ĐKKD của họ bị bãi bỏ. Giải quyết vấn đề này như thế nào? Và DN phải làm sao khi mà họ vẫn phải chịu những điều kiện kinh doanh này?

Trả lời

Việc này không chỉ bây giờ mới nói, mới thảo luận mà đã bàn đến nó chục năm nay, đặc biệt trong quá trình soạn thảo Luật đầu tư, Luật doanh nghiệp (sửa đổi) và các nghị định hướng dẫn thi hành hai luật nói trên. Vì vậy, tôi nghĩ rằng các cơ quan quản lý nhà nước liên quan từ trung ương đến địa phương đã hiểu và nhận biết được các vấn đề có liên quan, kể cả thẩm quyền quản lý nhà nước của họ.

Ở đây tôi xin lưu ý là Hiến pháp 2013, Luật đầu tư, Luật doanh nghiệp 2014 và các văn bản pháp luật có liên quan không hạn chế thẩm quyền quản lý nhà nước của các bộ, UBND các cấp; nhưng yêu cầu họ thực hiện chức năng, nhiệm vụ đúng pháp luật, đúng thẩm quyền.

Việc một số bộ, UBND các cấp ban hành các quy định về ĐKKD và sử dụng làm công cụ quản lý nhà nước như xảy ra trong thời gian qua là không đúng pháp luật và không đúng thẩm quyền. Luật đầu tư 2014 đã khẳng định rất rõ ràng: ĐKKD, đầu tư chỉ được quy định tại luật, pháp lệnh, nghị định và điều ước quốc tế.

Có nghĩa chỉ có Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Chính phủ mới có quyền ban hành các quy định về ĐKKD. Vì vậy, các ĐKKD do các bộ, UBND ban hành (gồm thông tư, quyết định…) là trái thẩm quyền. Mà trái thẩm quyền, trái luật thì không thể có hiệu lực được.

Theo tôi, các bộ, ngành, UBND địa phương căn cứ nhu cầu quản lý, có thể muốn giữ các ĐKKD. Tuy nhiên họ cần rà soát, sau đó kiến nghị để được soạn thảo, đưa những ĐKKD đó vào các nghị định, pháp lệnh hoặc luật.

Các ĐKKD này sẽ phải qua quá trình thẩm định, góp ý và quyết định theo quy trình của các văn bản pháp luật có giá trị cao kể trên. Nguyên tắc để ban hành ĐKKD thật ra Hiến pháp đã quy định. Cụ thể, Hiến pháp 2013 nêu ĐKKD chỉ được ban hành để đảm bảo quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội, đạo đức và sức khỏe cộng đồng.

Trước quy định rõ ràng này của Luật đầu tư, nếu mà doanh nghiệp vẫn phải chịu những điều kiện kinh doanh thì doanh nghiệp có quyền làm đơn khiếu nại hoặc kiến nghị đến cơ quan chức năng trực tiếp thụ lý vụ việc hoặc cơ quan cấp trên.

Câu hỏi:  Luật đầu tư 2014 đã có hiệu lực được 1 tuần rồi, vậy thì đã giải quyết được vấn đề này chưa, nghĩa là 3299 điều kiện kinh doanh này đã được bãi bỏ chưa?

Theo tôi, bất cứ quy định pháp luật nào ban hành trái thẩm quyền đương nhiên không có hiệu lực thi hành. Luật đầu tư 2014 đã quy định và khẳng định lại rất rõ là các quy định về ĐKKD do các bộ, UBND các cấp đương nhiên hết hiệu lực thi hành từ ngày 1-7-2016; đồng thời luật cũng khẳng định thêm là các quy định về ĐKKD do các bộ, UBND các cấp ban hành sau ngày 1-7-2015 đương nhiên không có hiệu lực thi hành.

Vì vậy, 3299 ĐKKD không còn hợp pháp đương nhiên bị bãi bỏ và tôi nghĩ rằng không một cơ quan nhà nước nào có thẩm quyền duy trì các ĐKKD được ban hành ở các thông tư, quyết định của các bộ, các nghị quyết, quyết định của UBND các cấp.

Câu hỏi: Vậy thì con số thực tế với 267 ngành nghề đàu tư, kinh doanh có điều kiện như hiện nay, DN sẽ cần tuân theo bao nhiêu điều kiện kinh doanh (đúng luật)? Và nếu như với những điều kiện kinh doanh ko đúng luật, và DN ko tuân thủ thì ai sẽ là người đứng ra bảo vệ DN? (ai sẽ đảm bảo các thủ tục kinh doanh của DN được thông suốt)?

Kết quả rà soát và phân loại các điều kiện kinh doanh cho thấy, tương ứng với 267 ngành nghề kinh doanh có điều kiện, hiện có 6.475 điều kiện kinh doanh thuộc các cấp độ khác nhau, trong đó 3.299 điều kiện hiện đang quy định tại 170 Thông tư, Quyết định của các Bộ. Theo quy định của Luật Đầu tư 2014 thì 3.299 điều kiện này sẽ đương nhiên bị bãi bỏ và hết hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/7/2016.

Vậy là sẽ còn là khoảng 3176 điều kiện kinh doanh đúng luật mà Doanh nghiệp sẽ cần phải tuân theo.

Với những điều kiện kinh doanh ko đúng luật, và DN ko tuân thủ thì Chính phủ sẽ phải đứng ra bảo vệ DN. Để thực hiện được việc này thì Chính phủ phải

– Có nghị quyết “nhắc”, đôn đốc thực hiện.  Ban hành các văn bản xử lý vi phạm với hình thức xử phạt mạnh tay đối với các trường hợp vi phạm của các cơ quan bạn hành điều kiện kinh doanh trái luật.

– Bên cạnh đó các cơ quan ban ngành  cũng phải là đơn vị trực tiếp bảo vệ quyền lợi cho doanh nghiệp. Các tổ chức xã hội, kinh tế , các hiệp hội doanh nghiệp cũng phải lên tiếng để bảo vệ doanh nghiệp.

– Chính phủ Cần thiết lập một tổ chức độc lập, liên tục rà soát và thổi còi, giám sát, đánh giá những quy định không phù hợp được ban hành. Cần một cơ quan có thẩm quyền, mô hình phổ biến ở các nước là cơ quan này lấy thẩm quyền của Thủ tướng. Đó có thể gọi là Văn phòng kiểm soát văn bản quy phạm pháp luật hoặc bất cứ tên gì nhưng phải đủ thẩm quyền và độc lập.

Câu hỏi : Có ví dụ nào về ngành nghề nào/điều kiện kinh doanh nào gây khó khăn, “bắt bí” doanh nghiệp?

Trả lời:

Hiện nay có nhiều ngành nghề điều kiện kinh doanh còn đang gây khó khăn cho doanh nghiệp như ngành nghề kinh doanh rượu, thuốc lá, thành lập các trung tâm đào tạo ngoại ngữ, tin học, kinh doanh Karaoke, kinh doanh dịch vụ xoa bóp, kinh doanh dịch vụ cung ứng lao động, giới thiệu việc làm, kinh doanh khách sạn, đăng ký quảng cáo sản phẩm.

Câu hỏi: Thực tế, sau những ngày mới đi vào có hiệu lực này, theo Ông đánh giá Luật (DN và Đầu tư) có thực sự đi vào đời sống, mở rộng môi trường đầu tư và kinh doanh cho DN ko?

Trả lời:

Luật Doanh nghiệp năm 2014 vừa tiếp tục kế thừa, luật hóa những quy định còn phù hợp đã và đang đi vào cuộc sống của Luật Doanh nghiệp năm 2005, nhưng đồng thời đã sửa đổi, bổ sung nhiều quy định mới nhằm tháo gỡ những hạn chế, bất cập của Luật cũ, tiếp tục tạo lập môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi.

Luật Doanh nghiệp  Luật đầu tư 2014 hướng tới sự phù hợp với thực tế kinh doanh hiện tại của doanh nghiệp và tháo gỡ nhiều khó khăn, hạn chế góp phần tạo điều kiện mở ra một môi trường kinh doanh thuận lợi phù hợp với xu hướng chung của thế giới.

Hiện những quy định mới này đang được sự ủng hộ nhiệt tình tư phía các doanh nghiệp, cá nhân, các tổ chức kinh tế xã hội và có sự chỉ đạo mạnh mẽ nhất quán từ chính phủ. Đây chính là cơ sở vững chắc để cho Hai bộ luật này được đi vào cuộc sống.

Câu hỏi: Các DN cần chú ý những gì khi Luật đã chính thức có hiệu lực?

 Trả lời: Khi Luật mới chính thức có hiệu lực thì các Doanh nghiệp cần chứ ý những điểm sau:

  1. Hiệu lực của văn văn bản; Văn bản cũ liên quan đến luật  bị bãi bỏ hay hết hiệu lực một phần.
  2. Đối tượng áp dụng của Luật và được quy định cụ thể trong các điều khoản.
  3. Lĩnh vực hoạt động của mình sẽ phải chịu sự điều chỉnh nào của Luật mới và cần phải nghiên cứu và năm rõ.
  4. Nghiên cứu rõ những quy định mới của pháp luật vì có khả năng sẽ ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp;
  5. Thường xuyên cập nhật các văn bản hướng dẫn của Luật mới.
  6. Những điểm nào chưa rõ chưa hiểu về luật mới thì doanh nghiệp nên tìm đến Các văn phòng luật hoặc các cơ quan trực tiếp ban hành luật mới, cơ quan thực thi cá thủ tục hành chính liên quan để được giải đáp kỹ.