Nhiều công viên nghìn tỷ bị bỏ hoang, sử dụng đất sai mục đích!

0
342

Hiện nay, không chỉ những công viên nghìn tỷ bị bỏ hoang, Hà Nội cũng còn không ít công viên nằm trên giấy, quây tôn chiếm đất rồi để đó hàng thập kỷ, gây lãng phí tài nguyên đất ví dụ Công viên Tuổi trẻ, Công viên Khu đô thị Việt Hưng… Đã có nhiều cuộc thanh kiểm tra rà soát liên ngành, đã có nhiều văn bản kết luận sai phạm của các cơ quan chức năng và chủ đầu tư nhưng biện pháp nào để khôi phục lại công viên đang bỏ hoang hay làm sao để khởi động xây dựng tiếp các công viên quây tôn chiếm đất thì chưa thấy có văn bản nào nhắc tới. Vì vậy, qua phỏng vấn sẽ hỏi ý kiến của chuyên gia, đưa ra những giải pháp cụ thể cho vấn đề này.

Luật sư Nguyễn Thanh Hà – Chủ tịch Công ty Luật SB Law

 

 

Luật sư Nguyễn Thanh Hà – Chủ tịch Công ty Luật TNHH SB Law đã có quan điểm về “Nhiều công viên nghìn tỷ bị bỏ hoang, sử dụng sai mục đích” trên báo ANTV. Dưới đây là nội dung chi tiết:

Câu hỏi : Thưa ông, có văn bản nào quy định về vấn đề này hay không?

Trả lời:

Không chỉ có Công viên Tuổi trẻ, Công viên Việt Hưng mà Hà Nội còn có hàng chục công viên được quy hoạch trên giấy và hàng chục công viên quây tôn chiếm đất, xẻ thịt kinh doanh nhà hàng, sân golf cả chục năm. Và cũng không khó để “điểm mặt” hàng loạt dự án đang “nằm trên giấy,” vi phạm Luật Đất đai trên địa bàn Hà Nội. Bởi theo báo cáo của Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, toàn thành phố có hơn 400 dự án thuộc diện chậm tiến độ, bỏ hoang. Những quận, huyện chiếm số lượng dự án chậm tiến độ nhiều nhất, gồm: Hoài Đức, Mê Linh, Nam Từ Liêm, Bắc Từ Liêm, Hoàng Mai…

Pháp luật quy định một dự án đầu tư trên đất được gọi là “treo” khi sau 12 tháng không đưa đất vào sử dụng hoặc sau 24 tháng sử dụng đất không đúng tiến độ triển khai dự án đề ra. Theo Luật Đất đai 2003, những dự án như thế sẽ bị thu hồi đất và trả lại phần tài sản đã đầu tư trên đất. Đến Luật Đất đai 2013, những dự án chậm triển khai được gia hạn thêm 24 tháng, nếu vẫn không triển khai thì bị thu hồi đất và các tài sản đã đầu tư trên đất (Điểm i Khoản 1 Điều 64 Luật Đất đai 2013).

Từ đây, có thể thấy việc xử lý dự án công viên “treo”, “quây tôn” đã được quy định rõ trong luật, nhưng gần 20 năm vẫn không xử lý được thì trách nhiệm phải thuộc về các cơ quan quản lý nhà nước. Hiện nay vẫn còn rất nhiều dự án treo không được thực hiện, mặc dù theo quy định tối đa 48 tháng là phải thu hồi, nhưng các cơ quan, DN không thực hiện; thậm chí, DN không thực hiện cũng không bị làm sao mới là câu hỏi lớn.

Do đó, để giải quyết vấn đề này UBND Thành phố Hà Nội cần phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội chủ trì, phối hợp các Sở, ngành như: Kế hoạch và Đầu tư, Quy hoạch – Kiến trúc, Tài chính, Xây dựng, Cục Thuế thành phố, căn cứ các nội dung kiến nghị của HĐND thành phố, xây dựng kế hoạch tiếp tục triển khai thực hiện đôn đốc, kiểm tra, xử lý các dự án công viên chậm triển khai, vi phạm Luật Đất đai trên địa bàn thành phố với các nội dung cụ thể, thiết thực, hiệu quả.

Xót xa công viên gần 1.000 tỷ đồng bị bỏ hoang 13 năm giữa lòng Thủ đô | VTV.VN
Công viên nghìn tỷ bị bỏ hoang

Câu hỏi: Thưa ông, việc sử dụng, lấy đất (xây công viên) để mở cửa hàng, quán nước như vậy sẽ bị xử phạt như thế nào?

Trả lời:

Trong khi người dân Thủ đô đang thiếu không gian công cộng, nơi vui chơi thì hàng trăm hecta đất đã được quy hoạch làm dự án công viên lại đang chậm tiến độ, bị treo, quây tôn, bỏ hoang, điều này vô hình chung khiến đất dự án bị “xẻ thịt” sử dụng sai mục đích theo quy định pháp luật.

Chẳng hạn, như trường hợp mà chủ đầu tư Công viên Tuổi trẻ Thủ đô cho bên thứ 3 thuê một phần diện tích công viên để chuyển đổi sang mục đích kinh doanh vượt quá quyền hạn được cho phép, hoặc vượt quá khuôn khổ quy hoạch của nhà nước, như là làm quán café hoặc bãi trông giữ xe ô tô, thậm chí là trung tâm tiệc cưới thì là hành vi vi phạm quy định của luật đất đai, căn cứ khoản 2 khoản 3 điều 12 Luật đất đai quy định về những hành vi nghiêm cấm, trong đó có hành vi vi phạm kế hoạch sử dụng đất đã được công bố và không được sử dụng đất hoặc sử dụng đất không đúng mục đích.

Do đó, đối với việc một số cá nhân sử dụng, lấy đất công viên để mở cửa hàng, quán nước, UBND nên có các biện pháp cưỡng chế, thực hiện quyết định xử phạt hành chính đối với các đối tượng này. Đồng thời, có các biện pháp xử lý khác như là lắp đặt hệ thống camera quan sát, giám sát tình hình an ninh trật tự tại một số công viên trên địa bàn Thành phố, chấm dứt hợp đồng thuê đất công viên, xem xét trách nhiệm đơn vị, cá nhân để trả lại đúng công năng các công viên, công trình công cộng.

Trên đây là quan điểm của Luật sư Nguyễn Thanh Hà – Chủ tịch Công ty Luật SBLAW về vấn đề “Nhiều công viên nghìn tỷ bị bỏ hoang, sử dụng sai mục đích”.