Bảo vệ thương hiêu, chỉ dẫn địa lý

0
406

Chỉ dẫn địa lý là hệ thống chứng nhận đối với quy trình sản xuất nông sản và thực phẩm độc đáo của các địa phương và khu vực.

Trong một thập kỷ qua, chỉ dẫn địa lý đã phát triển nhanh trên toàn thế giới và trở thành một công cụ quan trọng đối với thương mại, phát triển nông thôn, và giữ gìn bí quyết truyền thống.

Tuy nhiên, thời gian qua, do việc quản lý nhà nước về nhãn hiệu hàng hóa, nhất là nhãn hiệu tập thể của nông sản chưa chặt chẽ, còn buông lỏng dẫn đến việc lạm dụng, làm nhái, làm giả, ảnh hưởng đến uy tín thương hiệu của những sản phẩm đã được bảo hộ.

Xung quanh vấn đề này, Luật sư Phạm Duy Khương, Giám đốc khối Sở hữu trí tuệ tại SB LAW đã có phần trao đổi với phóng viên chương trình Đối thoại và chính sách đài truyền hình kỹ thuật số VTC.

Một số nội dung mà Luật sư Khương sẽ trao đổi:

Vấn đề thứ nhất: Việc đăng ký và bảo hộ thương hiệu cũng chưa được quan tâm đúng mức. Một ví dụ cụ thể, đặc sản vải thiều Thanh Hà (Hải Dương) đã được đăng ký chỉ dẫn địa lý được 4 năm nhưng đến nay, chỉ dẫn địa lý Thanh Hà vẫn chưa phát huy được vai trò của mình, vải bị “nhái” nhiều. Theo ông nguyên nhân do đâu?

Vấn đề thứ hai: Theo thống kê, Việt Nam có khoảng 1.000 loại nông, đặc sản có thể phát triển thành chỉ dẫn địa lý nhưng cho đến nay mới có khoảng 40 sản phẩm được cấp chứng nhận. Điều này sẽ dễ dẫn đến tranh chấp nếu một đơn vị, cá nhân nào đó đăng ký nhãn hiệu ấy ở nước ngoài, đồng thời khó có thể nâng cao sức cạnh tranh.

Vấn đề thứ ba: Có vẻ như tấm giấy chứng nhận ấy không giúp gì nhiều cho người dân trong quá trình tiêu thụ, sản phẩm vẫn bị “mập mờ đánh lận con đen”.

Vấn đề thứ tư: Một thực tế nữa là việc quảng bá, tuyên truyền cho thương hiệu hầu như chưa được các địa phương quan tâm đúng mức. Chỉ đến khi bị mất thương hiệu, bị hàng nhái xâm phạm thì địa phương mới “sốt sắng” lo giữ thương hiệu.

Có một thực tế,  không ít người sản xuất, thậm chí cả khái niệm chỉ dẫn địa lý là gì họ cũng không hiểu, và không biết sẽ được lợi ích thế nào sau khi đã bảo hộ cho sản phẩm của mình. Không ít nhà sản xuất hay nông dân do không hiểu hết giá trị của bảo hộ mang lại đã không hợp tác tích cực, thậm chí còn cạnh tranh không lành mạnh, ảnh hưởng đến việc hình thành các sản phẩm mang đặc trưng riêng của một vùng. Theo ông  vấn đề này cần được giải quyêt như  thế nào?

Vấn đề thứ năm: Có ý kiến cho rằng, các văn bản hướng dẫn để người sản xuất hiểu đầy đủ về bảo hộ chỉ dẫn địa lý cũng như điều kiện để đảm bảo sản xuất được những sản phẩm đạt tiêu chuẩn… còn thiếu.Ông nghĩ như thế nào?

Vấn đề thứ sáu: Nhiều năm nay, trường hợp các nhãn hiệu Việt Nam rơi vào tay những công ty nước ngoài không ít, song dường như các doanh nghiệp vẫn chưa mặn mà với việc đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý. (Mới đây nhất, nhãn hiệu cà phê Buôn Ma Thuột của Việt Nam do công ty Cà phê Buôn Ma Thuột Quảng Châu (Trung Quốc) từng đăng ký bảo hộ nhãn hiệu đã chính thức bị hủy bỏ sau gần 1 năm phía Việt Nam nộp đơn yêu cầu.)

Vấn đề thứ bảy: Chúng ta chưa thông tin minh bạch, đầy đủ về sản phẩm, về nhà sản xuất, về nhận biết sản phẩm cùng với những cam kết hoặc kết quả chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm của những sản phẩm đã được bảo hộ

Vấn đề thứ tám: Ông có cho rằng, đối với thương hiệu nông sản nổi tiếng, chúng ta mới đặt được nền móng ban đầu, mới đăng ký chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu tập thể cho các sản phẩm này. Còn việc xây dựng và phát triển thương hiệu thì chưa được quan tâm”.

Vấn đề thứ chín: Để tránh nguy cơ bị làm “nhái” và đánh cắp thương hiệu, các cấp, nhà nước tới người dân phải chú trọng điều gì?