Doanh nghiệp khoa học và công nghệ tại Việt Nam.

0
488

Nhận lời mời của Ban biên tập kênh VITV, luật sư Nguyễn Thanh Hà, chủ tịch công ty luật SBLAW đã có bài trả lời phỏng vấn về vấn đề phát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ hiện nay.

Chúng tôi trân trọng giới thiệu nội dung bài phỏng vấn:

PV: Tầm quan trọng của doanh nghiệp khoa học & công nghệ (DN KH&CN) tại VN?

Luật sư Nguyễn Thanh Hà: Với tình hình kinh tế còn nhiều khó khăn như nước ta hiện nay, việc phát triển các doanh nghiệp khoa học và công nghệ như là một làn gió mới giúp cải thiện và phát triển nền kinh tế đất nước.

Việc ứng dụng khoa học công nghệ vào kinh doanh sẽ giúp cho đất nước nâng cao được sự cạnh tranh của mình với các nước khác trong khu vực nói riêng và toàn thế giới nói chung.

Trong môi trường quốc tế cạnh tranh ngày càng gay găt và khốc liệt, thì việc phát triển các doanh nghiệp khoa học và công nghệ giống như một công cụ hữu hiệu để giúp nền kinh tế phục hồi và phát triển bền vững hơn.

Khoa học công nghệ giúp chúng ta thay đổi nhưng giá trị cốt lõi trong sản xuất và dịch vụ. Cụ thể việc áp dụng khoa học công nghệ sẽ giúp chung ta rút ngắn thời gian, nâng cao năng suất và chất lượng của sản phẩm dịch vụ. Tức là thay đổi cả về chất và lượng của nền kinh tế.

PV: DN KH&CN ở VN khác gì so với DN KH&CN trên thế giới ko?

Luật sư Nguyễn Thanh Hà: Các doanh nghiệp khoa học và công nghệ trên thế giới bắt nguồn từ những spin –off (doanh nghiệp khởi nguồn) và các start-up (doanh nghiệp mới thành lập). Do chính sách các quốc gia trên thế giới như Mỹ, Anh, … chú trọng phát triển và mở nhiều các ưu đãi, tạo nhiều cơ hội, nên các spin-off và start-up này rất phát triển. Hiện nay trên thế giới có rất nhiều “ Ông lớn” trong lĩnh vực khoa học và công nghệ.

Tuy nhiên, tại Việt Nam thì sự khởi nguồn của các doanh nghiệp khoa học công nghệ lại không bắt đầu từ những doanh nghiệp nhỏ hay thành lập mới. Các doanh nghiệp khoa học và công nghệ tại Việt Nam bắt nguồn từ những doanh nghiệp đã kinh doanh trên thị trường, họ có kinh nghiệm quản lý  và điều hành công ty cũng như có chiến lược và kinh nghiệm kinh doanh nhất định. Điều này phù hợp với thực tế Việt Nam.

Một điều khác biệt nữa là các doanh nghiệp khoa học công nghệ trên thế giới đặc biệt là tại những quốc gia phát triển người ta tổ chức các  Vườn ươm công nghệ, các trung tâm chuyển giao công nghệ, văn phòng cấp phép sử dụng quyền sở hữu trí tuệ, thành lập các quỹ đầu tư mạo hiểm, quỹ đầu tư thiên thần (angel fund) – quỹ đầu tư cá nhân để tìm nguồn vốn và môi trường cho doanh nghiệp khoa học và công nghệ phat triển. Việt Nam cũng đã khuyến khích thành lập và bước đầu nhận được thành công.

PV: Phát triển DN KH&CN là một trong những nhiệm vụ quan trọng được Đảng và Nhà nước ta đặt ra và quyết tâm triển khai thực hiện. Tuy nhiên, tính đến thời điểm hiện nay, việc phát triển DN KH&CN ở nước ta còn gặp không ít khó khăn, vướng mắc. Những khó khăn và vướng mắc đó là gì? Do đâu? (Có liên quan đến hệ thống pháp luật như thế nào?)

Luật sư Nguyễn Thanh Hà: Thứ nhất, vướng mắc ngay trong khâu quản lý các doanh nghiệp khoa học công nghệ. Số lượng các doanh nghiệp khoa học công nghệ tại Việt Nam hiện nay chưa thống nhất và có khác nhau giưã các doanh nghiệp khoa học và công nghệ và các doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận là doanh nghiệp khoa học và công nghệ. Sở dĩ có sai biệt như vậy là do pháp luật chưa có quy đinh cụ thể. Khung pháp lý áp dụng cho lĩnh vực khoa hoc và công nghệ hiện nay chưa thực sự đây đủ và thống nhất. Ta có thể kể tới Luật khoa học công nghệ, Nghị định 80/2007/NĐ_CP, Nghị định 96/2010/NĐ-CP,các thông tư và thông tư liên tịch khác. Trong đó, luật khoa học và công nghệ chưa có các văn bản hướng dẫn thực thi cụ thể.

PV: Cần giải pháp nào cho sự phát triển DN KH&CN ở VN?

Luật sư Nguyễn Thanh Hà: Một là , nhà nước cần phải phát triển và thống nhất về khung pháp lý. Nhằm mục tiêu tạo một sân chơi lành mạnh và hấp dẫn cho các doanh nghiệp khoa học và công nghệ.

Hai là thu hút vốn đầu tư mạo hiểm vào các doanh nghiệp khoa học và công nghệ

Ba là giúp các doanh nghiệp khoa học và công nghệ Việt Nam tiếp cận với khoa học và công nghệ trên thế giới.

Bốn là thống nhất bộ máy nhà nước về quản lý các doanh nghiệp khoa học và công nghệ.

PV: Có bài học nào từ các nước tiên tiến về việc phát triển DN KH&CN mà chúng ta có thể học tập được ko?

luật sư doanh nghiệp nguyễn thanh hà

 

Chủ tịch công ty luật SBLAW, luật sư Nguyễn Thanh Hà

Luật sư Nguyễn Thanh Hà: Tôi muốn nhắc tới hai vấn đề lớn. Thứ nhất là tạo môi trường phát triển thuận lợi cho các doanh nghiệp khoa học và công nghệ. Vì đây là một lĩnh vực mới đối với nước ta. Chúng ta có thể thành lập các Vườn ươm công nghiệp nhiều hơn và chuyên nghiệp hơn nữa. Để các doanh nghiệp khoa học và công nghệ có được một sân chơi và môi trường bền vững.

Thứ hai là vấn đề về vốn, đây là một lĩnh vực đòi hỏi sự đầu tư với chi phí khá cao trước khi cho ra kết quả. Vậy, chung ta cần phải thu hút các nguồn vốn từ cả trong và ngoài nước để hỗ trợ các doanh nghiệp này.

Đó là hai trăn trở lớn nhất cho tới hiện tại.

PV: Có lời khuyên gì cho các cá nhân, tổ chức, các DN KH&CN để có thể phát triển lĩnh vực nào một cách hiệu quả?

Luật sư Nguyễn Thanh Hà: Các cá nhân, tổ chức, các doanh nghiệp khoa học và công nghệ cần hiểu được rằng đây là một lĩnh vực mới. Có thể đem lại rất nhiều lợi ích kinh tế nhưng cũng có thể là mất toàn bộ. Hoàn toàn rủi ro, chính vì thế khi có đủ tiềm lực và sự ổn định bền vững, các cá nhân tổ chức mới nên nghĩ tới chuyện thành lập một doanh nghiệp khoa học và công nghệ. Còn các doanh nghiệp khoa học công nghệ chúng ta nên kêu gọi và học hỏi nhiều hơn nữa từ các nước bạn. Họ đã đi từ các start-up như thế nào? Họ phát triển doanh nghiệp ra sao? Công nghệ của họ là gì? Không ngừng học hỏi, không ngưng đầu tư là những gì tôi muốn nói đối với các doanh nghiệp khoa học công nghệ.