Để tránh lãng phí thời gian và tiền bạc cho việc nộp đơn, cần phải cân nhắc khả năng được cấp bằng độc quyền sáng chê/ Bằng độc quyền giải pháp hữu ích.
+ Liệu đối tượng đăng ký có phải là giải pháp kỹ thuật hay không tức là có thể xếp nó vào một trong các dạng của sáng chế nêu tại điểm một trên đây hay không?
+ Liệu đối tượng dự định đăng ký có thuộc danh mục các đối tượng không được bảo hộ nêu tại điểm một trên đây hay không?
+ Liệu đối tượng dự định đăng ký có khả năng đáp ứng điều kiện bảo hộ sáng chế hay không?
– Để đánh giá tính mới và trình độ sáng tạo của sáng chế, bạn cần tra cứu mọi nguồn thông tin có thể có – đặc biệt là thông tin sáng chế để tìm ra sáng chế có bản chất kỹ thuật gần nhất với đối tượng dự định đăng ký và so sánh với giải pháp kỹ thuật của bạn.
Bạn có thể tự mình hoặc sử dụng dịch vụ của Cục sở hữu trí tuệ để tra cứu thông tin về sáng chế từ các nguồn sau đây
+ Công báo sở hữu công nghiệp do Cục sở hữu trí tuệ phát hành hàng tháng.
+ Sổ đăng ký quốc gia về sáng chế/ giải pháp hữu ích được lưu giữ tại cục sở hữu trí tuệ
+ Bản mô tả sáng chế của các quốc gia thu nhập và được lưu giữ tại trung tâm thông tin thuộc cục sở hữu trí tuệ.
– Để khẳng định có nên đăng ký sáng chế hay không, bạn cần cân nhắc khả năng đem lại lợi ích thật sự của bằng độc quyền
+ Liệu đối tượng dự định đăng ký sáng chế có tiềm năng thương mại hay không?
+ Bản thân bạn có khả năng hoặc có ai sẵn sàng áp dụng đối tượng dự định đăng ký hay không?
+ Việc áp dụng đó có mang lại lợi ích, đặc biệt là lợi ích kinh tế hay không?
+ Liệu có đáng phải đánh đổi bí mật về đối tượng dự định đăng ký để lấy khả năng được cấp bằng độc quyền sáng chế/bằng độc quyền giải pháp hữu ích hay không?
Để có thể dành được độc quyền khai thác đối tượng đăng ký bạn phải bộc lộ hoàn toàn bản chất của đối tượng đó.
Trong khi đó, nếu bạn có thể giữ được đối tượng trong vòng bí mật ngày cả khi sản phẩm chứa đối tượng đó được lưu hành công khai thì bạn vẫn chiếm được ưu thế cạnh tranh so với những ai không có bí mật đó.