Vấn đề nâng điều kiện kinh doanh từ Thông tư lên Nghị định.

0
449

Nhận lời mời của Ban biên tập kênh VITV, luật sư Nguyễn Thanh Hà, chủ tịch SBLAW đã có phần trao đổi về kiều kiện kinh doanh, mời Quý vị xem nội dung phần trao đổi như sau:

 

Câu hỏi: Thưa luật sư, Thông tư 20 của Bộ công thương ban hành năm 2011 nhằm hạn chế các nhà nhập khẩu không chính hãng, đang đẩy không ít doanh nghiệp vào tình thế lao đao, theo phân tích của luật sư, cụ thể tác động của Thông tư này tới doanh nghiệp là gì?

 

Trả lời: Theo quy định của Thông tư 20 có quy định, doanh nghiệp Việt Nam muốn tiến hành nhập khẩu xe mới thì phải có Giấy uỷ quyền chính hang, tuy nhiên, các hang xe nước ngoài chỉ uỷ quyền cho một hoặc một số doanh nghiệp nhất định, vì vậy đã tạo độc quyền cho một số doanh nghiệp được nhập xe. Điều này gây ảnh hưởng tới hang tram doanh nghiệp đang kinh doanh trong lĩnh vực nhập khẩu xe ô tô.

 

Nhiều doanh nghiệp bắt buộc phải ngừng hoạt động hoặc đầu tư sang lĩnh vực khác, nhiều doanh nghiệp thiệt hại khi vào thời điểm giao thời, không có xe để giao cho khách hang, nhiều hơp động đặt cọc đã được ký.

 

Nghiêm trọng hơn nữa, nhiều doanh nghiệp đã có hành vi lách luật, đó là nhập xe mới nhưng cho chạy một chút để thành xe cũ để có thể nhập khẩu được vào Việt Nam. Điều này làm vô hiệu hoá thong tư 20.

 

Nói tóm lại, quy định tại Thông tư 20 không tạo thuận lợi cho doanh nghiệp và đặt ra điều kiện kinh doanh cho doanh nghiệp.

 

Câu hỏi: Sẽ ra sao nếu Thông tư này được nâng cấp lên Nghị định thưa luật sư?

 

Trả lời: Việc thông tư này được nâng lên thành Nghị định sẽ là tín hiệu không tốt cho môi trường kinh doanh tại Việt Nam.

 

Qua phương tiện thông tin đại chúng, tôi được biết, nhiều doanh nghiệp đã gửi kiến nghị lên Bộ công thương, tới Thủ tướng chính phủ về việc bãi bỏ thong tư này, tuy nhiên, hiện tại vẫn chưa có quyết định cuối cùng.

 

Vì vậy, theo quan điểm của tôi, trước khi nâng lên thành Nghị định, Bộ Công thương nên tổ chức các cuộc thăm dò ý kiến và tổ chức đối thoại với doanh nghiệp, phân tích khía cạnh kinh tế và khía cạnh pháp lý để có một quyết định khách quan, hợp lý và tạo ra một tín hiệu tốt cho môi trường kinh doanh tại Việt Nam.

 

Câu hỏi: Hiện có 49 Nghị định quy định về điều kiện kinh doanh đang được các bộ trịnh thẩm định. Luật sư đánh giá như thế nào về sự gấp rút hợp thức hoá các điều kiện kinh doanh của chính phủ? Liệu sự gấp rút này có đảm bảo chất lượng của các điều kiện kinh doanh đó hay không?

 

Trả lời: Theo quan điểm của tôi, hiện tại có tới 49 Nghị định quy định về điều kiện kinh doanh đang được các bộ trình thẩm định thì đây là một điều bất thường.

 

Theo quan điểm của tôi, có sự bất thường này là do khi Luật đầu tư và Luật doanh nghiệp 2014 có quy định là đến tháng 1/7/2016, các điều kiện kinh doanh được các Thông tư quy định sẽ không còn hiệu lực và Thủ tướng cũng đã có chỉ đạo là không lùi thời hạn để thực hiện luật doanh nghiệp và luật đầu tư thì lúc này các Bộ mới tiến hành trình văn bản, nâng cấp các điều kiện kinh doanh lên thành Nghị định.

 

Việc trình cùng một lúc theo thủ tục rút ngọn sẽ khó đảm bảo chất lượng của văn bản bởi theo quy trình thông thường, để xây dựng và ban hành một Nghị định thường phải mất từ 2 đến 3 năm.

 

Việc thực hiện quá nhanh, quá nhiều sẽ không lấy được hết ý kiến của đối tượng lien quan và cũng là quá tải cho các cơ quan thẩm định như Bộ tư pháp, văn phòng chính phủ.

 

Câu hỏi: Theo Luật sư, dựa vào các lý do để ban hành điều kiện kinh doanh quy định trong điều 7.1 luật đầu tư, thì trong 267 ngành nghề kinh doanh có điều kiện đó, có thể loại bỏ ngay những ngành nghề nào?

 

Trả lời Có một số điều kiện kinh doanh cần loại bỏ ví dụ như kinh doanh mũ bảo hiểm, việc bảo đảm quy chuẩn kỹ thuật cho sản xuất mũ bảo hiểm là đương nhiên, không cần phải quy định về việc mua bán mũ bảo hiểm.

 

Quy định về kinh doanh dịch vụ đào tạo, bồi dưỡng về đấu thầu cũng là ngành nghề kinh doanh có điều kiện là không hợp lý, cần loại bỏ.

 

Câu hỏi: Làm thế nào để các điều kiện kinh doanh thực sự có chất lượng vừa đảm bảo yêu cầu quản lý vừa tạo môi trường kinh doanh minh bạch và lành mạnh cho doanh nghiệp?

 

Trả lời: Để một điều kiện kinh doanh thực sự có chất lượng thì theo quan điểm của tôi, các điều kiện kinh doanh này phải pháp lý và hơp lý.

 

Hợp pháp có nghĩa là nó không được trái với luật, trước đây, luật doanh nghiệp 2005 cũng đã không cho phép các bộ được ban hành điều kiện kinh doanh, tuy nhiên, điều này đã bị vi phạm nghiêm trọng, vì vậy, chúng ta cần phải cương quyết thực hiện quy định tại Luật doanh nghiệp và Luật đầu tư mới.

 

Tính hợp lý của các điều kiện kinh doanh đó là nó giúp cho công tác quản lý, bảo vệ trật tự xã hội, môi trường và sức khoẻ cộng đồng, các điều kiện kinh doanh không thể là những thủ tục giúp cho những nhũng nhiễu, tham nhũng và lợi ích nhóm.