Mối quan hệ giữa nhãn hiệu và tên thương mại.

0
414

Hiện nay mối quan hệ giữa Nhãn hiệu và tên thương mại đang được quy định tại Điểm j, khoản 2 điều 74 của Luật sở hữu trí tuệ theo đó Nhãn hiệu sẽ bị coi là không có khả năng phân biệt nếu “Dấu hiệu trùng hoặc tương tự với tên thương mại đang được sử dụng của người khác, nếu việc sử dụng dấu hiệu đó có thể gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về nguồn gốc hàng hoá, dịch vụ”.

Ngoài ra, theo quy định tại khoản 3 điều 78 của Luật sở hữu trí tuệ thì Tên thương mại được coi là có khả năng phân biệt nếu “Không trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của người khác hoặc với chỉ dẫn địa lý đã được bảo hộ trước ngày tên thương mại đó được sử dụng”.

Như vậy, một nhãn hiệu có thể bị từ chối bảo hộ nếu dấu hiệu này là dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với tên thương mại đang được sử dụng của người khác và ngược lại Tên thương mại cũng sẽ không có khả năng phân biệt đồng nghĩa với việc không được bảo hộ dưới tên thương mại nếu tên thương mại này trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu đã được bảo hộ trước ngày tên thương mại được sử dụng một cách hợp pháp.

Để đánh giá về khả năng trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn giữa nhãn hiệu với tên thương mại thường được đánh giá bởi các tiêu chí sau đây:

–        Về mặt dấu hiệu: Thường được đánh giá trên cơ sở các tiêu chí như cấu trúc, cách phát âm và cảm quan thị giác của nhãn hiệu và tên thương mại.

–        Về mặt sản phẩm dịch vụ hoặc lĩnh vực hoạt động: Theo các quy định đã dẫn chiếu nêu trên thì một nhãn hiệu có thể bị từ chối bởi một tên thương mại nếu gây nhầm lẫn về nguồn gốc của hàng hóa bất kể sản phẩm/dịch vụ được đăng ký theo nhãn hiệu này có trùng hoặc tương tự với sản phẩm, dịch vụ được kinh doanh dưới tên thương mại hay không và ngược lại một tên thương mại cũng sẽ bị từ chối bảo hộ với một nhãn hiệu đã được bảo hộ trước ngày tên thương mại được sử dụng bất kể chúng có trùng nhau về sản phẩm/dịch vụ hay không