Tài sản trí tuệ

0
933

Khái niệm TSTT.

TSTT có thể được hiểu là các sản phẩm do trí tuệ con người sáng tạo thông qua các hoạt động tư duy, sáng tạo trong các lĩnh vực công nghiệp, khoa học, văn học và nghệ thuật. Theo luật sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi, bổ sung 2009) thì TSTT được hiểu là “bao gồm tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học; cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa; sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, bí mật kinh doanh, nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý; vật liệu nhân giống, vật liệu thu hoạch”.

TSTT là một loại tài sản vô hình, không thể được xác định bằng các đặc điểm vật chất của chính nó nhưng lại có giá trị lớn vì có khả năng sinh ra lợi nhuận trong tương lai.

Đặc điểm TSTT 

TSTT là một loại tài sản vô hình, vì vậy để nhận ra được các đặc điểm của      TSTT, chúng ta có thể đưa ra bảng so sánh tài sản vô hình với tài sản hữu hình như sau:

Đặc điểm so sánh Tài sản vô hình Tài sản hữu hình
Tính công khai Được một bên sử dụng mà không cần ngăn cấm người khác có sử dụng hay không. Được một bên sử dụng và luôn phải ngăn cấm người khác sử dụng.
Khấu hao Không bị hao mòn; nhưng thường bị suy giảm rất nhanh (do sự tạo ra kiến thức mới). Bị hao mòn; có thể khấu hao nhanh hoặc chậm.
Giá chuyển nhượng Khó ước lượng (tăng lên với phần giá trị ẩn đằng sau). Dễ ước lượng hơn (tùy thuộc vào chi phí vận tải và các chi phí liên quan).
Quyền sở hữu Bị giới hạn (sáng chế, nhãn hiệu, bản quyền tác giả, giải pháp hữu ích… bị giới hạn bởi thời gian và chủ sở hữu bằng độc quyền, giấy chứng nhận). Thường bao hàm tổng thể và rõ ràng hơn ít nhất là đối với các nước phát triển.
Thực thi quyền sở hữu Tương đối khó và phức tạp. Tương đối dễ Với bảng so sánh như trên, chúng ta đã có một cái nhìn khái quát về các đặc điểm của  tài sản vô hình. Tuy nhiên, với tư cách là một loại tài sản đặc biệt của tài sản vô hình, TSTT còn có một số đặc tính kinh tế như sau:

– Tính phi cạnh tranh trong tiêu dùng: TSTT có thể được sử dụng song song đồng thời để tạo ra thu nhập.

– Khả năng mở rộng việc sử dụng: Trái với tài sản hữu hình, khả năng mở rộng việc sử dụng TSTT chỉ bị giới hạn bởi dung lượng thị trường. Ví dụ: Khi một tác giả sáng tác ra một bài thơ và đăng ký bản quyền tác giả, tất cả mọi người đều có quyền sử dụng nó mà không bị giới hạn. Khác với tài sản hữu hình, khi ông A là chủ sở hữu của chiếc xe máy X thì có ông A là người duy nhất có quyền sở hữu đối với chiếc xe đó.

– Chi phí ngầm: Các khoản đầu tư cho TSTT và các chi phí liên quan không thể được sử dụng cho các mục đích khác.

– Thiếu tính hữu hình: TSTT là loại tài sản mà chúng ta không thể nhận thấy được. Ví dụ: giá trị thương hiệu là một tài sản trí tuệ, chúng ta có thể thu lời từ thương hiệu nhưng lại không thể sờ thấy, nhìn thấy giá trị thực của nó.

– Giá trị của TSTT phụ thuộc vào chiến lược của công ty: Ví dụ: Một doanh nghiệp nắm giữ cho mình một thương hiệu nổi tiếng, nhưng lại không có chiến lược, kế hoạch phù hợp để ngày càng nâng cao giá trị của thương hiệu đó thì giá trị thương hiệu ngày càng giảm, song song với điều đó, tức là doanh thu của công ty ngày một giảm đi.