THAM GIA LIÊN KẾT, RÀNG BUỘC THẾ NÀO?

0
455

Hợp tác, liên kết giữa trang trại và doanh nghiệp đã cho thấy tính hiệu quả trong quá trình khép kín từ sản xuất đến tiêu thụ nông sản, tuy nhiên mối liên kết này cũng tiềm ẩn không ít rủi ro khi mối liên kết bị phá vỡ. Vậy pháp luật có quy định như thế nào để ràng buộc các bên tham gia chuỗi liên kết? Trang Trại Việt đã có cuộc trao đổi với Luật sư Nguyễn Thanh Hà (ảnh) – Chủ tịch Công ty luật SBLAW (Hà Nội).

Đối với liên kết ngang được thực hiện trên cơ sở quy định của Luật HTX năm 2012, nhưng đối với liên kết dọc, hiện nay chưa có hành lang pháp lý quy định địa vị pháp lý, quyền, nghĩa vụ của DN và chủ trang trại trong chuỗi liên kết; cũng như chưa có quy định các loại hình liên kết theo chuỗi…, do đó để đảm bảo liên kết bền vững, tránh rủi ro thì liên kết giữa chủ trang trại với các DN nhất thiết phải thực hiện thông qua việc giao kết hợp đồng bằng văn bản.uật sư Hà cho biết, thời gian qua, trên cả nước xuất hiện nhiều mô hình mô hình liên kết sản xuất theo chuỗi, đó là liên kết giữa nông dân với nông dân, trang trại với trang trại, hình thành các hợp tác xã, liên hiệp HTX (liên kết ngang) và liên kết giữa nông dân, chủ trang trại với doanh nghiệp (DN) từ sản xuất, chế biến đến phân phối sản phẩm (liên kết dọc).

 Vì sao liên kết phải thực hiện thông qua hợp đồng bằng văn bản, thưa luật sư?

Hợp đồng, tức là sự thỏa thuận giữa hai hay nhiều bên nhằm mục đích xác lập, thay đổi, chấm dứt nghĩa vụ của các bên. Nội dung của hợp đồng là tổng hợp các điều khoản mà các bên tham gia giao kết hợp đồng đã thỏa thuận. Các điều khoản này xác định những quyền và nghĩa vụ cụ thể của các bên. Nội dung cụ thể của hợp đồng tùy vào khả năng, nhu cầu liên kết, hợp tác của các bên.

Untitled.png 1

Nông dân sơ chế hạt ca cao cho Nhà máy chế biến ca cao Puratos GrandPlace Việt Nam (huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre). THIÊN HƯƠNG

 

Ví dụ, nếu một DN vừa sản xuất thức ăn chăn nuôi, vừa chế biến và tiêu thụ sản phẩm khi liên kết với trang trại chăn nuôi với mục đích vừa cung cấp thức ăn chăn nuôi, vừa đảm bảo tiêu thụ sản phẩm cho trang trại thì hợp đồng phải có những điều khoản sau: Loại thức ăn chăn nuôi DN cung cấp cho chủ trang trại; loại sản phẩm chủ trang trại cung cấp cho DN (về số lượng, chất lượng; giá cả; thời hạn, địa điểm, phương thức thực hiện hợp đồng; quyền, nghĩa vụ của các bên; trách nhiệm do vi phạm hợp đồng…).

Khi đã giao kết, các bên phải có nghĩa vụ thực hiện đúng các nội dung đã thỏa thuận, cam kết trong hợp đồng. Hay nói cách khác, hợp đồng chính là cơ sở để ràng buộc quyền và nghĩa vụ giữa các bên, cũng như là căn cứ để giải quyết các tranh chấp, xử lý các hành vi vi phạm nghĩa vụ, giúp bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các bên tham gia giao kết. Vì vậy, hợp đồng sẽ góp phần nâng cao ý thức tôn trọng, tuân thủ đầy đủ và chính xác các cam kết của các doanh nghiệp và chủ trang trại, hạn chế các hành vi vi phạm cam kết, tránh cho các bên các rủi ro pháp lý trong quá trình hợp tác.

Untitled.png 2

Nông dân sơ chế rau an toàn tại HTX rau an toàn Mộc Châu (Sơn La). THIÊN HƯƠNG

Dù đã có hợp đồng, nhưng trên thực tế có không ít trường hợp DN thất hứa khiến nông dân, chủ trang trại lao đao. Vậy làm thế nào để những cam kết trong hợp đồng được thực hiện nghiêm túc?

Trước hết, các chủ trang trại phải tìm hiểu thật kỹ các thông tin về năng lực, tư cách pháp lý và uy tín của DN trước khi quyết định hợp tác. Trong hợp đồng phải có đầy đủ các thông tin cần thiết về tư cách chủ thể ký kết hợp đồng của DN như: tên, trụ sở, giấy phép thành lập và người đại diện.

Kiểm tra tư cách người giao kết hợp đồng: Người ký kết hợp đồng phải là người có thẩm quyền ký kết hợp đồng của DN (người đại diện theo pháp luật của DN hoặc người được người đại diện theo pháp luật của DN ủy quyền hợp pháp).

Các điều khoản trong hợp đồng phải chi tiết, chặt chẽ từ câu chữ cho đến bố cục, hình thức. Nội dung hợp đồng phải quy định rõ về chủng loại, mẫu mã, số lượng và chất lượng hàng hóa, thời hạn, phương thức giao nhận, thanh toán, cũng như các quyền và nghĩa vụ cụ thể của các bên. Trong hợp đồng cũng cần có các nội dung về các chế tài đối với các hành vi vi phạm hợp đồng như bồi thường thiệt hại, phạt vi phạm hợp đồng để răn đe, phòng ngừa vi phạm hợp đồng, nhằm nâng cao ý thức tôn trọng hợp đồng của các bên. Đây cũng là các điều khoản rất quan trọng nhằm bảo vệ lợi ích cho bên bị vi phạm trong trường hợp một bên vi phạm hợp đồng.

Cho dù có hợp đồng, nhưng trên thực tế khi có tranh chấp xảy ra, phần thiệt vẫn về nông dân, chủ trang trại. Làm thế nào để tránh được việc này?

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên. Trước hết, hiểu biết pháp luật của nhiều chủ trang trại còn hạn chế, không chú trọng đúng mức đến việc soạn thảo và đàm phán ký kết hợp đồng, không tìm hiểu kỹ thông tin về năng lực, uy tín của doanh nghiệp. Nhiều trường hợp, các hợp đồng là do các DN soạn sẵn, với nhiều điều khoản không công bằng, đẩy nông dân, chủ trang trại vào thế bất lợi. Trong khi đó, các chủ trang trại lại không tìm hiểu kỹ, hoặc không có đủ kiến thức pháp lý cần thiết để xem xét và đánh giá chính xác về các nội dung của các hợp đồng này. Vụ Công ty CP là một điển hình, việc xây dựng chuồng trại, xử lý môi trường chăn nuôi đã bị đẩy về phía nông dân, chi phí cho việc này rất lớn, tiền công thu được sẽ không thể bù đắp nếu thực hiện nghiêm túc việc xử lý chất thải, nên buộc họ phải vi phạm. DN thì vô can, hưởng lợi. Mặt khác, cũng có không ít DN, vì chạy theo lợi nhận đã cố tình vi phạm các nôi dung đã thỏa thuận, cam kết với các chủ trang trại.

Theo tôi, khi ký hợp đồng chủ trang trại nên cần tìm hiểu kỹ các nội dung hợp đồng, quy định pháp lý có liên quan, hoặc tìm đến sự tư vấn của các luật sư để phòng tránh các rủi ro pháp lý và thiệt hại đáng tiếc có thể xảy ra.

Cảm ơn luật sư!

Lê Chiên (thực hiện)

 

“Mô hình chuỗi liên kết mới hình thành mấy năm qua, pháp luật hiện hành chưa có quy định riêng để điều chỉnh hoạt động này, do đó bên cạnh nỗ lực của các chủ trang trại và DN, Nhà nước cũng cần sớm ban hành các quy định pháp lý điều chỉnh, xây dựng quy chuẩn, mô hình liên kết phù hợp, nhất là khi chúng ta đã tham gia TTP”.

Luật sư Nguyễn Thanh Hà