Trách nhiệm pháp lý khi buôn bán và sử dụng chất gây nghiện

0
524

Trong chương trình Lăng kính V6 của VTV6 Đài truyền hình Việt Nam có phần phỏng vấn luật sư Nguyễn Thanh Hà, chủ tịch công ty luật SBLAW về trách nhiệm pháp lý khi buôn bán và sử dụng chất gây nghiện nói chung và cần sa (Tài mà) nói riêng trong giới trẻ. 

Câu hỏi 1:

Xin ông cho biết: Những chất gây nghiện nào xuất hiện trong danh sách cấm buôn bán theo pháp luật Việt Nam?

Trả lời:

Căn cứ theo Điều 2 Luật phòng, chống ma túy, chất ma túy là các chất gây nghiện, chất hướng thần được quy định trong danh mục do Chính phủ ban hành.

Trong đó chất gây nghiện là chất kích thích hoặc ức chế thần kinh, dễ gây tình trạng nghiện đối với người sử dụng.

Căn cứ theo Nghị định 59/2006/NĐ-CP ban hành ngày 12/6/2006 quy định chi tiết Luật thương mại về hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh và kinh doanh có điều kiện, thì chất ma túy thuộc danh mục hàng hóa cấm kinh doanh.

Theo đó, các chất ma túy cấm kinh doanh được quy định trong danh mục 1 ban  hành kèm theo Nghị định 82/2013/NĐ-CP ngày 19/7/2013 ban hành các danh mục chất ma túy và tiền chất bao gồm 45 chất ví dụ như: Acetorphine, Acetyl-alpha-methylfenanyl, Alphacetylmethadol…..

Câu hỏi 2:

Hình thức xử phạt đối với người buôn bán chất gây nghiện nói chung và cần sa nói riêng tại Việt Nam. (các hình thức xử phạt này phụ thuộc thế nào vào: số lượng cần sa, người vi phạm trên 18 tuổi hoặc dưới 18 tuổi …. )

Trả lời:

Đối với việc mua bán chất gây nghiện, có 2 hình thức xử phạt:

(i)     Xử phạt hành chính:

Căn cứ theo điểm đ, khoản 5 Điều 21 Nghi định 167/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội, phòng chống tệ nạn xã hội, phòng cháy và chữa cháy, phòng, chống bạo lực gia đình:

–         Phạt từ từ 20 triệu – 40 triệu đối với hành vi: vi phạm các quy định về phân phối, mua bán, sử dụng, trao đổi chất ma túy, tiền chất ma túy.

(i)     Truy cứu trách nhiệm hình sự:

Trong trường hợp đảm bảo điều kiện truy cứu trách nhiệm hình sự, hành vi buôn bán chất may túy thuộc tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy quy định tại Điều 194 Bộ luật hình sự.

Theo đó, căn cứ theo từng mức độ vi phạm, hình thức xử phạt khác nhau

Ví dụ căn cứ theo trọng lượng:

–         Các chất ma tuý khác ở thể rắn có trọng lượng từ 20g đến <100g;, Các chất ma tuý khác ở thể lỏng từ 100ml đến <250ml; thì bị phạt tù từ 7-15 năm.

–         Các chất ma tuý khác ở thể rắn có trọng lượng từ 100g đến dưới <300g; Các chất ma tuý khác ở thể lỏng từ 250ml đến dưới <750ml; thì bị phạt tù từ 15-20 năm.

–         Các chất ma tuý khác ở thể rắn có trọng lượng >300g; Các chất ma tuý khác ở thể lỏng >750ml, bị phạt tù hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình.

Trong trường hợp bị phạt tù như đã nêu thì đối với người dưới 18 tuổi, quy định mức phạt như sau:

  • Đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi khi phạm tội, nếu điều luật được áp dụng quy định hình phạt tù chung thân hoặc tử hình, thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá 18 năm tù; nếu là tù có thời hạn thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá ba phần tư mức phạt tù mà điều luật quy định;
  • Đối với người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi khi phạm tội, nếu điều luật được áp dụng quy định hình phạt tù chung thân hoặc tử hình, thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá 12 năm tù; nếu là tù có thời hạn thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá một phần hai mức phạt tù mà điều luật quy định.

Câu hỏi 3:

Đối với người sử dụng chất gây nghiện, đặc biệt là cần sa, theo luật pháp Việt Nam sẽ có hình thức xử lý thế nào?

Trả lời:

Tội sử dụng trái phép chất ma túy được quy định tại Điều 199 BLHS năm 1999, tuy nhiên,  Khoản 36, Điều 1 Luật số 37/2009/QH12 ngày 19/6/2009 về việc sửa đổi, bổ sung Bộ luật hình sự năm1999 có hiệu lực từ ngày 01/01/2010 quy định: “Bãi bỏ các điều 131, 183, 184 và 199. “.

Vì vậy, từ ngày 01/01/2010 tội sử dụng trái phép chất ma túy đã được bãi bỏ – Người nghiện chỉ có thể bị xử lý hành chính bằng hình thức bắt buộc cai nghiện.