Tư vấn luật về tái cấu trúc và phá sản

t4Khi doanh nghiệp hoạt động không hiệu quả, việc tái cấu trúc doanh nghiệp, hay đổi mới cơ cấu mô hình tổ chức và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp sẽ góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, tránh trường hợp doanh nghiệp rơi vào việc phá sản hoặc giải thể.

Dịch vụ tư vấn về tái cấu trúc sẽ giúp doanh nghiệp đánh giá lại toàn bộ hiện trạng cấu trúc tổ chức và kinh doanh của mình, trên cơ sở đó giúp doanh nghiệp tổ chức lại, cơ cấu lại tổ chức và các hoạt động kinh doanh của mình một cách hiệu quả hơn.

Trong trường hợp tái cơ cấu, nếu doanh nghiệp mong muốn phá sản, SBLaw sẽ trợ giúp về mặt pháp lý để doanh nghiệp thực hiện các thủ tục này một cách đúng pháp luật và có lợi nhất cho doanh nghiệp.

Dịch vụ tư vấn tái cơ cấu của SBLaw bao gồm:

  • Nghiên cứu và đưa ra ý kiến pháp lý về tổ chức đánh giá lại cơ cấu tổ chức và kinh doanh hiện tại của doanh nghiệp;
  • Nghiên cứu và tư vấn các hình thức tổ chức lại doanh nghiệp, bao gồm cả sắp xếp lại các công ty thành viên, công ty liên kết, công ty con;
  • Tư vấn và thực hiện các thủ tục pháp lý, hành chính liên quan đến việc sắp xếp, tổ chức lại các doanh nghiệp theo quy định của pháp luật;
  • Tư vấn và thực hiện các thủ tục pháp lý để chuyển đổi hình thức doanh nghiệp, ví dụ tư công ty TNHH sang công ty CP, từ tổng công ty lên tập đoàn;
  • Đưa ra ý kiến pháp lý và thực hiện thủ tục pháp lý liên quan đến việc thay đối cơ cấu sở hữu của các doanh nghiệp phù hợp với mô hình kinh doanh.

DSC06780

       Đội ngũ luật sư SBLAW giỏi và chuyên nghiệp trong việc tư vấn giao dịch

Tư vấn luật phá sản doanh nghiệp của SBLaw bao gồm:

  • Chuẩn bị và hoàn thiện hồ sơ phá sản doanh nghiệp trong trường hợp phá sản tự nguyện tại Tòa án;
  • Tư vấn và đưa ra ý kiến pháp lý khiếu nại quyết định mở thủ tục phá sản của tòa án trong trường hợp phá sản bắt buộc;
  • Tư vấn pháp lý trong việc xây dựng các phương án phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp;
  • Tư vấn pháp lý xử lý các khoản nợ, xử lý tài sản doanh nghiệp trong quá trình phá sản;
  • Tư vấn pháp lý liên quan tới hoạt động của doanh nghiệp có thể bị cấm hoặc hạn chế kể từ ngày nhận được quyết định mở thủ tục phá sản từ tòa án;
  • Đại diện cho doanh nghiệp xử lý các tranh chấp với bất kỳ bên thứ ba nào trong thời gian thực hiện các thủ tục phá sản;
  • Đại diện theo ủy quyền cho doanh nghiệp làm việc với tòa án, chủ nợ có bảo đảm và không có bảo đảm, các bên thứ ba trước và sau khi nhận được quyết định mở thủ tục phá sản.
  • Các công việc khác liên quan tới thủ tục phá sản khi có yêu cầu:
No form yet! You should add some...