Tư vấn thủ tục thành lập trung tâm dạy nghề

0
425

Câu hỏi: Đề nghị SBLAW tư vấn cho chúng tôi thủ tục thành lập trung tâm dạy nghề.

Trả lời: Nhận được yêu cầu tư vấn của Quý khách hàng gửi về SB Law với nội dung tư vấn thủ tục thành lập trung tâm dạy nghề. Chúng tôi tư vấn cụ thể như sau:

(1) Về hình thức trung tâm dạy nghề:
Hình thức trung tâm dạy nghề bao gồm 2 loại: (i) Đào tạo chính quy; và (ii) Đào tạo thường xuyên. Sự khác nhau của hai hình thức này như sau: 
– Đào tạo chính quy: là hình thức đào tạo theo các khóa học tập trung toàn bộ thời gian để đào tạo các trình độ sơ cấp, trung cấp và cao đẳng;
– Đào tạo thường xuyên: là hình thức đào tạo vừa làm vừa học, học từ xa hoặc tự học có hướng dẫn đối với các chương trình đào tạo trình độ sơ cấp, trung cấp, cao đẳng và các chương trình đào tạo nghề nghiệp khác, được thực hiện linh hoạt về chương trình, thời gian, phương pháp, địa điểm đào tạo, phù hợp với yêu cầu của người học.
 
=> Về cơ bản cả 2 hình thức này đều có thể cấp chứng chỉ đào tạo cho học viên sau khi kết thúc quá trình học. Việc cấp hay không cấp chứng chỉ là yêu cầu của Trung tâm chị khi đăng ký với cơ quan nhà nước.
 
=> Theo quy định, khi doanh nghiệp thành lập trung tâm dạy nghề thì dù Đào tạo chính quy hay Đào tạo thường xuyên thì đều phải đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
 
(2) Về đăng ký bổ sung hoạt động giáo dục nghề nghiệp: 
Theo quy định về giáo dục nghề nghiệp thì khi trung tâm dạy nghề (đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp) phải thực hiện đăng ký bổ sung hoạt động giáo dục nghề nghiệp trong các trường hợp sau đây:

a) Tăng quy mô tuyển sinh của từng ngành, nghề đào tạo vượt từ 10% trở lên so với quy mô tuyển sinh/năm được cấp trong giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp.

b) Bổ sung ngành, nghề đào tạo (mở ngành, nghề đào tạo mi).

c) Bổ sung hoặc thay đổi trình độ đào tạo hoặc điều chỉnh quy mô tuyển sinh giữa các trình độ đào tạo và giữa các ngành, nghề trong cùng nhóm ngành, nghề.

d) Chia, tách, sáp nhập hoặc có sự thay đổi giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp có liên quan đến nội dung ghi trong giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp.

e) Chuyển trụ sở chính hoặc phân hiệu hoặc địa điểm đào tạo đến nơi khác, mà trụ sở chính hoặc phân hiệu hoặc địa điểm đào tạo là nơi trực tiếp tổ chức đào tạo.

f) Thành lập phân hiệu mi có tổ chức hoạt động đào tạo.

g) Mở thêm địa điểm đào tạo mới hoặc liên kết với các tổ chức, cá nhân để tổ chức hoạt động đào tạo ngoài trụ sở chính hoặc phân hiệu.

h) Đổi tên cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp.

i) Thôi tuyển sinh hoặc giảm quy mô tuyển sinh đối với các ngành, nghề đào tạo đã được cấp trong giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp.

=> Như vậy, khi trung tâm của chị muốn mở thêm lớp ngoài các lớp đã đăng ký ban đầu thì cần đăng ký bổ sung với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.