Quản lý lao động nước ngoài tại Việt Nam

0
584

Câu hỏi: Chúng tôi có những câu hỏi liên quan đến quản lý lao động nước ngoài tại Việt Nam, nhờ SBLAW tư vấn như sau:

ABC: Công ty mẹ có vốn đầu tư từ Nhật Bản (JP)

BCD: Công ty con có vốn đầu tư 100% của ABC

Vấn đề chúng tôi hỏi liên quan tới khái niệm di chuyển nội bộ và liên quan tới Giấy phép Lao động cho người nước ngoài.

Ông T là nhân viên của ABC, được phái cử từ JP sang ABC làm việc. Theo đúng khái niệm, ông T thuộc diện Di chuyển nội bộ. Chức vụ tại ABC là Trưởng phòng hỗ trợ kinh doanh.

Ông T được ABC cử sang BCD làm việc, làm Tổng giám đốc của BCD hoặc Trưởng phòng kinh doan

Về mặt Quản lý lao động nước ngoài, ông T có được phép làm TGĐ/Trưởng phòng kinh doanh của BCD không? Vì sao? Căn cứ?

(Lương của ông T sẽ do BCD trả, sau đó thu lại của BCD. Có nghĩa, ABC chỉ là thu hộ, chi hộ, không có lợi nhuận trong việc này)

Lương của ông T sẽ do ABC trả, sau đó thu lại của BCD. Có nghĩa, ABC chỉ là thu hộ, chi hộ, không có lợi nhuận trong việc này. Vậy hoạt động này có bị coi là kinh doanh ngành nghề phái cử nhân sự hay không? Vì bản chất, chỉ là hỗ trợ công ty con trong hoạt động quản lý doanh nghiệp và quản lý đầu tư.

Hồ sơ đăng ký giấy phép lao động cho người nước ngoài, mục địa điểm làm việc có thể kê khai địa điểm làm việc thực tế thay vì địa chỉ của công ty không? Cùng trong TP Hà Nội, ngoài TP Hà Nội có được không?

Nhân viên ABC nhưng đăng ký địa điểm làm việc tại BCD có được không?

Giả sử ABC có giấy phép kinh doanh Phái cử lao động, khi xin cấp GPLĐ cho ông T, có thể đăng ký địa điểm làm việc của ông T tại địa chỉ của BCD không?

Hoặc trong trường hợp GPLĐ ban đầu của ông T có địa điểm làm việc tại ABC, sau đó thay đổi địa điểm làm việc tại BCD thì có được không? Nội dung là hỗ trợ quản lý và đầu tư cty con, chứng minh bằng Giấy phép kinh doanh của có ghi rõ Công ty mẹ là ABC có được không?

Liên quan tới bảo hiểm cho người nước ngoài áp dụng từ năm 2022, bên Tập đoàn dự định gom hết người Nhật tại các công ty con về ABC, làm NV của ABC và điều phối đến công ty con làm việc để đảm bảo đúng bản chất người nước ngoài này là đối tượng di chuyển nội bộ từ Tập đoàn bên JP sang VN làm việc.

Theo quan điểm của SB Law, việc làm này có rủi ro gì? Có khả thi thực hiện không?

Hoặc bên SB Law có tư vấn gì liên quan tới việc này, chi sẻ thông tin các DN FDI đang thực hiện ra sao giúp em nhé.

Hiện tại Việt Nam đã ký kết Hiệp định với các quốc gia nào liên quan tới việc hạn chế đóng BH 2 lần cho người nước ngoài lv tại VN? Tránh tình trạng người NN vừa phải nộp BH bên nước họ vừa nộp BH tại VN.

SBLAW trả lời: Đối với những câu hỏi của DN liên quan đến vấn đề di chuyển nội bộ trong doanh nghiệp và giấy phép lao động cho người nước ngoài, SBLAW gửi quý DN phần tư vấn dưới đây:

Việc ABC cử ông T sang làm việc tại BCD là không được phép vì việc ABC cử ông T sang làm việc tại BCD không thuộc trường hợp di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp theo quy định tại Khoản 1 Điều 3 Nghị định 152/2020/NĐ-CP, cụ thể Người lao động nước ngoài di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp là nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia và lao động kỹ thuật của một doanh nghiệp nước ngoài đã thành lập hiện diện thương mại trên lãnh thổ Việt Nam, di chuyển tạm thời trong nội bộ doanh nghiệp sang hiện diện thương mại trên lãnh thổ Việt Nam và đã được doanh nghiệp nước ngoài tuyển dụng trước đó ít nhất 12 tháng liên tục”. Theo đó, ông T sẽ không được phép làm Tổng Giám đốc/Trường phòng kinh doanh của LVC.

Ông T là nhân viên của ABC do đó, ABC vẫn có nghĩa vụ trả lương cho ông T. Trong trường hợp ABC lại thu lại khoản tiền này của BCD thì hoạt động này có thể được coi là hoạt động cho thuê lại lao động theo quy định tại Khoản 1 Điều 52 BLLĐ 2019, cụ thể:

Cho thuê lại lao động là việc người lao động giao kết hợp đồng lao động với một người sử dụng lao động là doanh nghiệp cho thuê lại lao động, sau đó người lao động được chuyển sang làm việc và chịu sự điều hành của người sử dụng lao động khác mà vẫn duy trì quan hệ lao động với người sử dụng lao động đã giao kết hợp đồng lao động”.

Cho thuê lại lao động là ngành nghề có điều kiện. Do đó, mặc dù GCNĐKĐT và GCNĐKDN của ABC đã ghi nhận ngành nghề này thì khi thực hiện hoạt động trên ABC vẫn phải xin giấy phép con để thực hiện hoạt động cho thuê lại lao động theo quy định tại Điều 12 Nghị định 145/2020/NĐ-CP: “Doanh nghiệp cho thuê lại lao động là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của Luật Doanh nghiệp, được cấp giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động, có tuyển dụng, giao kết hợp đồng lao động với người lao động, sau đó chuyển người lao động sang làm việc và chịu sự điều hành của người sử dụng lao động khác mà vẫn duy trì quan hệ lao động với doanh nghiệp đã giao kết hợp đồng lao động (sau đây gọi là doanh nghiệp cho thuê lại)”

Hiện không có quy định địa điểm làm việc của NLĐNN trên GPLĐ phải là địa chỉ trụ sở của Công ty. Do đó, tại mục địa điểm làm việc trong hồ sơ đăng ký GPLĐ, DN hoàn toàn có thể kê khai địa điểm làm việc thực tế của NLĐNN. NLĐNN làm việc ở đâu thì sẽ nộp hồ sơ xin GPLĐ ở đó, ví dụ: NLĐNN làm việc ở HN thì sẽ gửi hồ sơ lên Sở Lao động – Thương Binh và Xã Hội Hà Nội; NLĐNN làm việc ở tp HCM thì sẽ gửi hồ sơ lên Sở Lao động – Thương Binh và Xã Hội tp HCM; …

Trên thực tế, trong các hồ sơ đăng ký GPLĐ, địa chỉ làm việc của NLĐNN thường ghi là địa chỉ trụ sở của Công ty

Khi có giấy phép kinh doanh cho thuê lại lao động, khi đăng ký địa điểm làm việc cho ông T, LVH vẫn phải đăng ký địa điểm tại ABC, vì ông T vẫn là nhân viên của ABC, ABC sẽ là Công ty đứng ra xin GPLĐ chứ không phải BCD

Trên thực tế, một số doanh nghiệp vẫn sử dụng cách thức này để tránh phát sinh thêm thủ tục liên quan đến giấy phép lao động, tuy nhiên, như đã đề cập ở trên, NLĐNN sẽ không được giữ chức danh quản lý hoặc phải ký tá các văn bản tại các công ty con.

Hiện chưa có Hiệp định nào được ký kết giữa Việt Nam với các quốc gia liên quan đến vấn đề này.