Một số bất cập trong các quy định pháp luật Việt Nam về quyền sao chép

0
454

Thứ nhất: Tại [6; Điều 4.10] nói “Sao chép” là việc tạo ra một hoặc nhiều bản sao của một tác phẩm hoặc ghi âm, ghi hình bằng bất kỳ phương tiện hay hình thức nào, bao gồm cả việc lưu trừ thường xuyên hoặc tạm thời tác phẩm dười hình thức điện tử”. Tuy nhiên luật  chưa có định nghĩa thế nào là lưu trữ thường xuyên. Thế nào là lưu trữ tạm thời. Ở đây được hiểu là khi mở một văn bản trên Website máy tính đã tự động lưu trữ tạm thời một bản sao như vậy gọi là lưu trữ tạm thời, còn nếu copy vào máy là lưu trữ thường xuyên.

Thứ hai: Khoản 4 Điều 4 Nghị định số 100/2006/ NĐ-CP quy đinh: “ Bản sao tác phẩm là bản sao chép trực tiếp hoặc gián tiếp một phần hoặc toàn bộ tác phẩm”. Như vậy ở đây không thể coi bản sao một phần của tác phẩm là bản sao được bởi việc trích dẫn một phần của tác phẩm không bị pháp luật ngăn cấm như điều đã quy định tại điều 25 của luật SHTT.

Thứ ba: Trong khi Điều 25.2 luật SHTT quy định: “Tổ chức, cá nhân sử dụng tác phẩm quy định tại khoản 1 Điều này không được làm ảnh hưởng đến việc khai thác bình thường tác phẩm, không gây phương hại đến các quyền của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả; phải thông tin về tên tác giả và nguồn gốc, xuất xứ của tác phẩm”.   Nhưng tại điều khoản 1 lại quy định  có thể “Tự sao chép một bản nhằm mục đích nghiên cứu khoa học, giảng dạy của cá nhân”. Đây là một bất cập trong quy đinh pháp luật vì giả định rằng việc các giảng viên cho sinh viên mượn đi photocopy hành loạt cho mỗi sinh viên một quyển sách nhằm mục đích cá nhân để học tập không thể nói là việc làm đó không gây phương hại đến tác giả, chủ sở hữu tác phẩm được.

Thứ tư: Cũng tại điều 25.1.d Luật SHTT cho phép sao chép tác phẩm để lưu trữ trong thư viện với mục đích nghiên cứu, nhưng điều 25.3. Nghị đinh 100/NĐ-CP lại quy định thư viện không được sao chép và phân phối bản sao tác phẩm tới công chúng, kể cả bản sao kỹ thuật số. Như vậy rõ ràng sự chồng chéo lẫn nhau gây khó khăn cho người thực thi.

Thứ 5: Tại điều 24.3 NĐ 100/2006/NĐ-CP Việc sử dụng tác phẩm trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 25 của Luật Sở hữu trí tuệ không áp dụng đối với việc sao lại tác phẩm kiến trúc, tác phẩm tạo hình, chương trình máy tính. Sự bất cập điều này ở chỗ nếu trong mỗi máy tính cá nhân có bản sao sự phòng thì sẽ giải quyết thế nào và có ảnh hưởng đến sự khai thác bình thường của tác giả không?