Câu hỏi: Mình ở Hà Nội. Cho mình hỏi: Pháp luật hiện nay quy định như thế nào về phá sản tổ chức tín dụng?
Luật sư tư vấn:
Công ty Luật TNHH SB LAW cảm ơn bạn đã quan tâm đến dịch vụ tư vấn pháp luật của chúng tôi. Liên quan đến thắc mắc của bạn, chúng tôi xin tư vấn như sau:
Điều 4 Nghị định 05/2010/NĐ-CP quy định:
“Tổ chức tín dụng không có khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn khi chủ nợ có yêu cầu, sau khi Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã có văn bản không áp dụng hoặc chấm dứt áp dụng các biện pháp phục hồi khả năng thanh toán hoặc chấm dứt áp dụng kiểm soát đặc biệt thì được coi là lâm vào tình trạng phá sản.”
Theo đó, Tổ chức tín dụng bị coi là lâm vào tình trạng phá sản khi:
-Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã có văn bản không áp dụng hoặc chấm dứt áp dụng các biện pháp phục hồi khả năng thanh toán hoặc chấm dứt áp dụng kiểm soát đặc biệt;
-Sau khi Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có văn bản trên mà tổ chức tín dụng vẫn không có khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn khi chủ nợ có yêu cầu.
* Chủ thể yêu cầu mở thủ tục phá sản quy định tại Điều 8 Nghị định số 05/2010/NĐ-CP như sau:
–Về chủ thể có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản tổ chức tín dụng:
+ Chủ nợ không có bảo đảm hoặc có bảo đảm một phần của tổ chức tín dụng;
+ Người lao động làm việc trong tổ chức tín dụng;
+ Chủ sở hữu của tổ chức tín dụng nhà nước, cổ đông của tổ chức tín dụng cổ phần.
Trong khi thực hiện chức năng, nhiệm vụ, nếu nhận thấy tổ chức tín dụng lâm vào tình trạng phá sản, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các cơ quan có liên quan theo quy định của pháp luật có nhiệm vụ thông báo bằng văn bản cho những người nêu trên biết để họ xem xét việc nộp đơn yêu cầu mở thủ
–Chủ thể có nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản tổ chức tín dụng:
+ Đại diện hợp pháp của tổ chức tín dụng có nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi nhận thấy tổ chức mình lâm vào tình trạng phá sản.
+ Trường hợp tổ chức tín dụng không nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản thì Ngân hàng Nhà nước Việt Nam nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với tổ chức tín dụng đó.
*Trình tự, thủ tục phá sản tổ chức tín dụng:
-Chủ thể có quyền hoặc có nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản tổ chức tín dụng nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đến Tòa án có thẩm quyền theo quy định tại Điều 5 Nghị định 05/2010/NĐ-CP;
-Nộp lệ phí phá sản, tạm ứng chi phí phá sản, trừ trường hợp không phải nộp lệ phí phá sản, tạm ứng chi phí phá sản;
-Tòa án hoặc là ra quyết định thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản nếu có đủ điều kiện; hoặc là ra quyết định trả lại đơn yêu cầu nếu thuộc quy định tại Điều 13 Nghị định 05/2010/NĐ-CP;
-Tòa án ra quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản;
-Thông báo mở thủ tục phá sản cho các chủ thể có liên quan theo quy định tại Điều 16 Nghị định 05/2010/NĐ-CP trong thời hạn 7 ngày kể từ ngày Tòa án ra quyết định;
-Kiểm kê tài sản của tổ chức tín dụng, lập danh sách chủ nợ;
-Tòa án tuyên bổ tổ chức tín dụng phá sản;
-Hoản trả các khoản vay đặc biệt;
-Thanh toán theo thứ tự thanh toán quy định tại Điều 101 Luật Phá sản năm 2014.
* Thủ tục phá sản tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt:
Đối với phá sản tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt, Luật sửa đổi, bổ sung Luật Các tổ chức tín dụng năm 2017 có quy định về thủ tục như sau:
-Trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày nhận được đề xuất của Ban kiểm soát đặc biệt, Ngân hàng Nhà nước xem xét, quyết định hoặc trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định chủ trương phá tín dụng được kiểm soát đặc biệt;
-Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được đề nghị của Ngân hàng Nhà nước, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định chủ trương phá sản tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt;
-Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày Chính phủ quyết định chủ trương phá sản tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt, Ban kiểm soát đặc biệt có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam xây dựng phương án phá sản tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt trình Ngân hàng Nhà nước xem xét;
-Sau đó việc phá sản tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt được thực hiện theo phương án phá sản.