Pháp lệnh trọng tài 2003 chưa có quy định cụ thể về quyền khởi kiện ra trọng tài của người tiêu dùng.
Pháp luật nhiều nước trên thế giới đã đưa ra những quy định liên quan tới việc bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng trong pháp luật về trọng tài, cụ thể là liên quan tới điều khoản trọng tài theo hướng nếu điều khoản trọng tài bất lợi cho người tiêu dùng, điều khoản này sẽ không được viện dẫn làm bất lợi cho người tiêu dùng.
Đây là vấn đề phát sinh nhiều trong thực tiễn và cần có sự điều chỉnh của pháp luật, đặc biệt là dưới góc độ các Điều kiện giao dịch chung và các hợp đồng tiêu chuẩn.
Nghị định số 25/2004/NĐ-CP ngày 15/1/2004 quy định chi tiết một số Điều của pháp lệnh trọng tài thương mại. Quy định trọng tài thương mại có thẩm quyền giải quyết tranh chấp phát sinh trong hoạt động thương mại mà các bên tranh chấp là cá nhân kinh doanh hoặc tổ chức kinh doanh.
Như vậy, theo pháp luật Việt Nam hiện hành , tranh chấp mà chỉ có một bên có mục đích kinh doanh không thể đưa ra trọng tài. Điều này hạn chế quyền định đoạt của các chủ thể liên quan khởi kiện vụ việc trước trọng tài. Mặt khác nghiên cứu Luật thương mại của Việt Nam phần phạm vi điều chỉnh có thể nhận thấy, Luật thương mại có thể điều chỉnh cả khi một bên không nhằm mục đích sinh lợi.
Điều 17 Luật trọng tài thương mại 2010 quy định về quyền lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp của người tiêu dùng như sau:
Đối với các tranh chấp giữa nhà cung cấp hàng hóa, dịch vụ và người tiêu dùng, mặc dù điều khoản trọng tài đã được ghi nhận trong các điều kiện chung về cung cấp hàng hóa, dịch vụ do nhà cung cấp soạn sẵn thỏa thuận trọng tài thì người tiêu dùng vẫn được quyền lựa chọn trọng tài hoặc tòa án để giải quyết tranh chấp. Nhà cung cấp hàng hóa, dịch vụ chỉ được quyền khởi kiện tại trọng tài nếu được người tiêu dùng chấp thuận.
Chính vì vậy, Luật trọng tài thương mại năm 2010 đã mở rộng khởi kiện ra trọng tài cho người tiêu dùng mà Luật trọng tài thương mại năm 2003 chưa có.