Thách thức và thuận lợi về Sở hữu trí tuệ trọng TPP

0
358

Bài trả lời phỏng vấn của Luật sư Nguyễn Thanh Hà, chủ tịch SBLAW trên báo Chất lượng Việt Nam về vấn đề sở hữu trí tuệ trong TPP.

Chúng tôi trân trọng giới thiệu nội dung bài phỏng vấn:

PV: Ông có nhận định như thế nào về các cam kết của Việt Nam khi hội nhập các tổ chức quốc tế liên quan tới vấn đề sở hữu trí tuệ?

Trả lời: Hiện tại, Việt Nam là thành viên của hầu hết các công ước quốc tế về sở hữu trí tuệ như Công ước Paris về sở hữu trí tuệ và Việt Nam cũng là thành viên của tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO).

Trong năm 2007, khi Việt Nam ra nhập WTO thì chúng ta phải cam kết tuân thủ Hiệp định Trips (Hiệp định về khía cạnh thương mại của Quyền sở hữu trí tuệ) trong đó Việt Nam đã ban hành một hệ thống các văn bản pháp luật về sở hữu trí tuệ như Luật sở hữu trí tuệ và các văn bản hướng dẫn thi hành một cánh tương đối đầy đủ và tiệm cận các quy định tiên tiến của thế giới.

Có thể nói, nhờ việc hội nhập quốc tế, hệ thống pháp luật sở hữu trí tuệ của pháp luật Việt Nam đã phát triển một cách mạnh mẽ và dần hoàn thiện.

Tuy  nhiên, chúng ta còn rất nhiều việc phải làm để hoàn thiện và cải thiện vấn đề thực thi quyền sở hữu trí tuệ, hiện tại, vấn đề xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ còn diễn ra phổi biến, vấn nạn hàng giả và hang nhái vẫn còn nhiều, năng lực xử lý của các cơ quan chức năng của Việt Nam vẫn còn nhiều  hạn chế.

Hy vọng là với sự gia nhập TPP với nhiều đòi hỏi khắt khe hơn, hệ thống pháp luật và thực thi về SHTT của Việt Nam sẽ tiếp tục được cải thiện.

 

PV: Nhiều ý kiến cho rằng, các điều khoản về SHTT trong TPP là “luật chơi” của các “đại gia về sáng chế” và các nước như Việt Nam, chậm phát triển hơn sẽ  chịu nhiều thòi? ông có nhận định gì về vấn đề này?

Trả lời: Trong 12 quốc gia tham gia TPP thì Hoa Kỳ và Nhật Bản là 2 quốc gia sở hữu nhiều bằng sáng chế  nhất thế giới.

Vì vậy, chúng ta không ngạc nhiên khi Hoa Kỳ là quốc gia đề xuất một tiêu chuẩn cao hơn về việc bảo hộ sang chế và các đối tượng khác của quyền sở hữu trí tuệ.

Chúng ta cần phải đợi một thời gian nữa để có thể biết được rằng những thoả thuận về sở hữu trí tuệ của TPP là như thế nào, tuy nhiên, qua một số nguồn tin bị dò dỉ, chúng ta có thể thấy một số nội dung mà Hoa Kỳ đề xuất như bảo vệ quyền sáng chế thì rõ rang là rất có lợi cho những tập đoàn của Hoa Kỳ, ví dụ như sau:

Ví dụ như trong hồ sơ về dược phẩm gốc sinh lý hay phôi bào (gọi tắt là biologic), trong danh mục 5000 loại thuốc mà TPP đàm phán thì có khoảng 3400 loại là do doanh nghiệp Hoa Kỳ nghiên cứu, chế biến và phân phối.

Hoa Kỳ muốn là những loại thuốc này cần thời gian là 12 năm để khai thác trước khi trở thành thuốc generic (thuốc đồng căn) – là thuốc gốc được doanh nghiệp khác sản xuất căn cứ vào thành phần gốc doanh doanh nghiệp Mỹ công bố.

Với những ví dụ trên, có thể thấy Hoa Kỳ, Nhật Bản là những đại gia sáng chế, khi tiêu chuẩn bảo hộ được nâng cao hơn hiện nay so với Trips thì các tập đoàn này sẽ được hưởng lợi rất nhiều.

Việt Nam là quốc gia có trình độ khoa học và kỹ thuật thấp nhất so với các quốc gia nằm trong TPP, vì vậy, với các tiêu chuẩn cao hơn, các doanh nghiệp Việt Nam muốn nhập khẩu công nghệ hiện tại thì chắc chắn sẽ phải bỏ nhiều chi phí hơn. Tuy nhiên, điều này cũng sẽ thúc đẩy việc tự nghiên cứu và sáng chế của các doanh nghiệp Việt Nam.

 

PV: Được biết, các nền kinh tế lớn đưa ra các yêu cầu về SHTT nghiêm ngặt, Việt Nam sẽ gặp khó khăn về tiếp cận các công nghệ, thiết bị mới, hiện đại, ông có  bình luận gì về điều này?

Trả lời:  Với các yêu cầu và tiểu chuẩn cao hơn về việc bảo hộ sở hữu trí tuệ trong TPP thì rõ ràng là các doanh nghiệp Việt Nam khi muốn tiếp cận công nghệ tiên tiến sẽ phải mất nhiều chi phí hơn và thời gian hơn.

Một trong những ví dụ là trong đề xuất về sở hữu trí tuệ của Hoa Kỳ, Hoa Kỳ mong muốn kéo dài thời gian bảo hộ đối với các tác phẩm điện ảnh thay vì 50 năm như hiện nay thành 70 năm.

Như vậy là, điều này sẽ có lợi cho ngành công nghiệp điện ảnh Hoa Kỳ, công chúng Việt Nam sẽ phải đợi lâu hơn để có thở thưởng thức những tác phẩm điện ảnh mà không phải mất tiền.

PV: Để đáp ứng các đòi hỏi hội nhập SHTT trong TPP, theo ông hệ thống cơ quan SHTT Việt Nam cần làm gì?

Trả lời: Để đáp ứng các đòi hỏi hội nhập về SHTT trong TPP, theo quan điểm của tôi hệ thống SHTT Việt Nam cần làm những công việc sau đây:

  1. Khi Hiệp định được công bố và thông qua, cơ quan SHTT Việt Nam cần có một chương trình hành động để tiến hành rà soát lại hệ thống pháp luật Việt Nam xem đã phù hợp với TPP hay chưa? Tiến hành kiện toàn các bộ phận xác lập quyền sở hữu trí tuệ và bộ phận thực thi để đảm bảo hệ thống của Việt Nam phù hợp với tiêu chuẩn của TPP.
  1. Bên cạnh đó, điều quan trọng là các cơ quan SHTT gồm Cục SHTT và đặc biệt là các luật sư có một sự phân tích rõ ràng, cụ thể về những ảnh hưởng tích cực và tiêu cực của những cam kết này đối với cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam.
  1. Và từ những phân tích này, các cơ quan chức năng cũng có những trợ giúp các doanh nghiệp để hạn chế những tiêu cực của thoả thuận TPP đối với doanh nghiệp trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ.

PV: Doanh nghiệp là đối tượng liên quan và hưởng lợi từ các vấn đề SHTT trong TPP, các doanh nghiệp sẽ gặp phải khó khăn hay chuẩn bị gì khi các cam kết về  SHTT thắt chặt, khắt khe thưa ông?

Trả lời: Đối với doanh nghiệp Việt Nam như chúng ta đã biết, phần lớn là doanh nghiệp nhỏ và vừa, tiềm lực về tài chính còn rất hạn hẹp.

Để tiến hành kinh doanh với số vốn nhỏ, chúng ta thông thường bỏ qua những yêu cầu tuân thủ về sở hữu trí tuệ, ví dụ chúng ta phần lớn là dùng phần mềm lậu, không có bản quyển trong doanh nghiệp.

Nhiều doanh nghiệp muốn tuân thủ nhưng thật ra, chi phí bỏ ra mua bản quyền là quá cao, là gánh nặng cho tình hình tài chính của doanh nghiệp.

Vì vậy, khi vào TPP, với sức ép phải tuân thủ nghiêm ngặt hơn về sở hữu trí tuệ thì thực sự cũng là một sức ép vô cùng lớn cho các doanh nghiệp.

Nếu đặt một giả thuyết là tới 90% doanh nghiệp hiện nay dung phần mềm có bản quyền thì con số tiền để chi là một con số khổng lồ.

Vì vậy, đối với cộng đồng doanh nghiệp, chúng ta cũng dần quan tâm hơn tới vấn đề sở hữu trí tuệ, có những bước chuẩn bị về tài chính, về nhân lực và về kỹ thuật để khi hội nhập TPP, chúng ta không bị bất ngờ và có biện pháp xử lý một cách thoả đáng.

Bên cạnh đó, TPP thúc đẩy một nền kinh tế phát triển bền vững, đề cao vai trò của sang tạo và quyền sở hữu trí tuệ, các doanh nghiệp Việt Nam cũng nên đầu tư vào nghiên cứu, vào sang tạo để tạo ra những công nghệ mới, có chi phí rẻ hơn và có thể tận dụng được thị trường của các quốc gia trong TPP.

Thách thức của Việt Nam khi gia nhập TPP: