Q: Chúng tôi là một doanh nghiệp sản xuất máy nông nghiệp và có tuyển dụng một người lao động Hoa Kỳ vào làm việc tại công ty từ ngày 16/01/2014
– Hiện tại đang ký HĐLĐ 01 năm từ 16/01/2014 đến 15/01/2015
– Ngày 09/5/2014 Nhân viên xin nghỉ không lương đến 31/05/2014.
– Từ ngày 01/6/2014 cho đến nay Nhân viên không quay lại làm việc và đã về nước.
– Hiện công ty cũng không muốn tiếp tục với nhân viên này vì không có công việc phù hợp.
=> Vậy chúng tôi cần làm gì để có thể chấm dứt HĐLĐ với nhân viên này?
A: Theo như tài liệu mà Quý Công ty cung cấp thì trong thời hạn HĐLĐ người lao động Hoa Kỳ đã xin nghỉ không lương từ 09/05/2015 đến 31/05/2014. Hết thời gian nghỉ thì người lao động đã không quay lại nơi làm việc.
Chúng tôi không biết việc không quay lại làm việc của người lao động nước ngoài này có thông báo lý do cho Quý Công ty hay không. Thông tin người lao động này đã về nước là do người lao động cung cấp hay qua một thông tin nào đó.
Theo quy địnhnpháp luật lao động nếu việc người lao động xin nghỉ không lương từ 09/5/2014 đến 31/5/2014 được quy định trong Nội quy lao động hoặc Thỏa ước lao động tập thể là thuộc trường hợp tạm hoãn hợp đồng lao động thì Công ty áp dụng quy định tại Điều 32,33, và Điều 38 Bộ luật lao động để thực hiện quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ với người lao động.
Đó là sau thời hạn 15 ngày kể từ ngày hết thời hạn tạm hoãn hợp đồng lao động nếu người lao động đó không quay lại làm việc thì Công ty thực hiện quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ đối với lao động nước ngoài này.
Để thực hiện việc đơn phương chấm dứt HĐLĐ đối với người lao động này thì Công ty phải báo trước (bằng văn bản) cho người lao động ít nhất 30 ngày (làm việc).
Nếu việc xin nghỉ việc của người lao động không phải là trường hợp tạm hoãn HĐLĐ thì Công ty phải thực hiện xử lý kỷ luật đối với người lao động này bằng hình thức sa thải vì đã tự ý bỏ việc 05 ngày trong 1 tháng mà không có lý do chính đáng theo quy định tại khoản 3 Điều 126 Bộ luật lao động.
Việc thực hiện xử lý kỷ luật lao động bằng hình thức sa thải đối với người lao động này phải tuân thủ các quy định pháp luật về trình tự và thủ tục tiến hành xử lý kỷ luật lao động được hướng dẫn như dưới đây:
Hồ sơ xử lý kỷ luật lao động bao gồm.
+ Bản tường trình của người lao đông: ( Nếu có)
+ Các tài liệu có liên quan như:
– Biên bản sự việc xảy ra (Báo cáo của đơn vị quản lý);
– Đơn tố cáo, chứng từ hóa đơn và các tài liệu khác (nếu có).
+ Hồ sơ được bổ sung thêm trong các trường hợp sau:
– Trường hợp đương sự vắng mặt văn bản thông báo ba lần: Phải mời 03 lần (Mẫu thông báo mời kèm theo)
– Trường hợp nghỉ việc có lý do chính đáng thì các giấy tờ được coi là có lý do chính đáng đó là: Do thiên tai, hỏa hoạn thì phải có xác nhận của ủy ban nhân dân xã, phường nơi xảy ra; Do bản thân ốm thì phải có giấy xác nhận việc nghỉ ốm của cơ sở y tế có thẩm quyền theo quy định của pháp luật hoặc có xác nhận của cơ sở y tế được thành lập hợp pháp khám và điều trị; Do thân nhân bị ốm trong trường hợp cấp cứu và có xác nhận của cơ sở y tế được thành lập hợp pháp tiếp nhận khám và điều trị; Thân nhân bị ốm bao gồm: Bố, mẹ đẻ; bố, mẹ vợ hoặc chồng; vợ hoặc chồng; con).
Tổ chức xử lý kỷ luật lao động.
Nhân sự gồm có:
– Người sử dụng lao động: Tổng Giám đốc
– Người đại diện Ban chấp hành công đoàn cơ sở hoặc Ban chấp hành công đoàn lâm thời trong đơn vị.
– Người lao đông (Nếu tham gia).
– Người làm chứng (nếu có).
– Người bào chữa cho đương sự (nếu có).
– Những người khác do người sử dụng lao động quyết định (nếu có).
– Người chủ trì tuyên bố lý do và giới thiệu nhân sự.
Nội dung phiên họp gồm có:
– Người lao động trình bày bản tường trình diễn biến sự việc xảy ra. Trường hợp không có bản tường trình của người lao động thì người chủ trì trình bày biên bản xảy ra hoặc phát hiện sự việc (ghi rõ lý do không có bản tường trình).
– Người chủ trì trình bày hồ sơ xử lý kỷ luật.
– Người làm chứng trình bày (nếu có).
– Người chủ trì chứng minh lỗi của người lao động và xác định hành vi vi phạm tương ứng với hình thức kỷ luật lao động theo quy định của pháp luật đã được cụ thể hóa trong nội quy lao động.
– Người đại diện Ban chấp hành công đoàn cơ sở hoặc Ban chấp hành công đoàn lâm thời trong đơn vị, đương sự, người bào chữa cho đương sự (nếu có) nhận xét về nội dung mà người chủ trì chứng minh lỗi của người lao động và xác định hành vi vi phạm ứng với hình thức kỷ luật lao động đúng hay sai theo quy định của pháp luật, nội quy lao động.
– Kết luận của người chủ trì về hành vi vi phạm kỷ luật ứng với hình thức kỷ luật lao động.
– Thông qua và ký biên bản.
– Người sử dụng lao động ký quyết định kỷ luật lao động.
Khi tiến hành xử lý kỷ luật lao động phải lập Biên bản: Mẫu Biên bản chúng tôi đã dự thảo và gửi tới Quý Công ty kèm theo văn bản tư vấn này.
Người có thẩm quyền xử lý kỷ luật sa thai và quyết định xử lý kỷ luật bằng hình thức sa thải.
Người có thẩm quyền xử lý kỷ luật bằng hình thức sa thải.
Người có thẩm quyền xử lý vi phạm kỷ luật lao động, kể cả tạm đình chỉ công việc được quy định là người sử dụng lao động; người được người sử dụng lao động ủy quyền chỉ được xử lý kỷ luật lao động theo hình thức khiển trách. Các hình thức kỷ luật khác chỉ được ủy quyền khi người sử dụng lao động đi vắng và phải bằng văn bản.
Quyết định xử lý kỷ luật bằng hình thức sa thải.
Người có thẩm quyền xử lý vi phạm kỷ luật lao động phải ra quyết định bằng văn bản (trừ hình thức khiển trách bằng miệng), trường hợp xử lý kỷ luật bằng hình thức sa thải, người sử dụng lao động phải trao đổi, nhất trí với Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở. Trong trường hợp không nhất trí thì Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở báo cáo với Công đoàn cấp trên trực tiếp, người sử dụng lao động báo cáo với Sở Lao động – Thương binh và Xã hội. Sau 20 ngày kể từ ngày báo cáo Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, người sử dụng lao động mới có quyền ra quyết định kỷ luật và chịu trách nhiệm về quyết định của mình.
Các văn bản cần thiết để thực hiện việc xử lý kỷ luật với hình thức sa thải.
– Thông báo mời xử lý kỷ luật.
– Biên bản xử lý kỷ luật lao động.
– Quyết định xử lý kỷ luậ bằng văn bản.
Để chấm dứt HĐLĐ đối với người lao động nước ngoài này thì Công ty tiến hành xử lý kỷ bằng hình thức sa thải. Nếu người lao động không đến thì Công ty sẽ phải thực hiện mời người lao động 03 lần và phải đảm bảo đúng trình tự, thủ tục như chúng tôi đã hướng dẫn.
Theo thông tin mà Quý Công ty cung cấp thì người lao động này đã về nước nên chắc chắn phải thực hiện mời 03 lần và tiến hành việc xử lý kỷ luật vắng mặt.
Vì vậy để đảm bảo việc chấm dứt HĐLĐ đối với người lao động này theo quy định pháp luật mà không phải chờ đợi thời gian thông báo thì Công ty cố gắng liên hệ với người lao động này để biết ý kiến của họ.
Nếu người lao động đồng ý nghỉ việc thì Công ty đề nghị người lao động viết đơn xin nghỉ và gửi về địa chỉ Công ty.