Nâng cao chế tài xử phạt vi phạm sở hữu trí tuệ trong TPP

0
480

Nhận lời mời của ban biên tập kênh truyền hình VITV, luật sư Nguyễn Thanh Hà, chủ tịch SBLAW đã có phần trao đổi với nội dung Nâng cao chế tài xử phạt vi phạm sở hữu trí tuệ trong TPP, mời Quý vị đón đọc tại đây:’

Câu hỏi: Thưa luật sư, hiện nay pháp luật Việt Nam đang có những chế tài xử phạt như thế nào đối với các hành vi vi phạm quyền sở hữu trí tuệ?

 Trả lời: Có 3 chế tài đang được áp dụng để xử lý hành vi vi phạm quyền sở hữu trí tuệ.

Chế tài thứ nhất là chế tài hành chính, chế tài hành chính được hiểu là khi có hành vi vi phạm thì cơ quan chức năng như thanh tra, công an, cơ quan hải quan sẽ tiến hành ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính, mức xử phạt vi phạm hành chính là phạt tiền và có thể áp dụng các biện pháp bổ sung như tịch thu phương tiện, tiêu huỷ hang hoá vi phạm.

 

Chế tài thứ hai là chế tài hình sự, chế tài hình sự được hiểu là các cơ quan chức năng khi phát hiện hành vi vi phạm sở hữu trí tuệ, nếu thấy hành vi đó là nguy hiểm cho xã hội, thoả mãn các yếu tố cấu thành tội phạm thì cơ quan chức năng sẽ khởi tố vụ án, tiến hành điều tra, truy tố và xét xử theo quy định của pháp luật hình sự và tố tụng hình sự.

 

Chế tài thứ ba là chế tài dân sự, khác với 2 chế tài nêu trên, chế tài dân sự là việc chủ thể quyền (người bị vi phạm) phải tiến hành khởi kiện vụ án ra toà án có thẩm quyền để yêu cầu người vi phạm bồi thường thiệt hại, ngừng hành vi vi phạm. Biện pháp này phải do chính chủ thể quyền áp dụng chứ không phải cơ quan quản lý nhà nước tiến hành.

Câu hỏi: Những chế tài này đang được áp dụng trên thực tế như thế nào và liệu có đủ sức răn đe hay không khi mà vấn nạn hàng giả hàng nhái, xâm phạm quyền vẫn diễn biến tràn lan?

 Trả lời: Có một thực tế hiện nay ở Việt Nam là các vi phạm về sở hữu trí tuệ phần lớn được áp dụng các chế tài hành chính.

Theo quy định của Luật xử phạt vi phạm hành chính và các Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp và trong lĩnh vực quyền tác giả, quyền liên quan thì mức phạt tiền tối đa cho hành vi vi phạm đối với cá nhân là 250 triệu và đối với tổ chức là 500 triệu.

 

Theo quan điểm của tôi, mức phạt này chưa có sức răn đe và có thể các đối tượng vi phạm sẽ tính toán về mức phạt tiền so với mức lợi nhuận mà họ thu được.

 

Bên cạnh đó, theo quy định của Bộ luật hình sư 1999 và sửa đổi bổ sung năm 2009, để khởi tố vụ án hình sự đối với tội vi phạm quyền sở hữu công nghiệp và quyền tác giả, quyền liên quan, các cơ quan chức năng phải tiến hành xem xét hành vi phạm đó có đạt ở mức quy mô thương mại hay không? Tuy nhiên, các văn bản hướng dẫn thi hành đối với Bộ luật hình sự về 2 tội danh này lại không có hướng dẫn cụ thể như thế nào, ở mức nào là quy mô thương mại.

Vì vậy, trong thời gian vừa qua, rất ít các vụ việc xi phạm được xử lý về hình sự.

Đối với biện pháp dân sự, chủ thể quyền ngại khởi kiện ra toà vì quy trình tố tụng tại Việt Nam kéo dài, cũng theo quy định của bộ luật tố tụng dân sự, nghĩa vụ chứng minh thuộc về đương sự, vì vậy, để khởi kiện vụ án cần phải có sự tham gia của luật sư và Việt Nam hiện nay cũng không có toà án chuyên trách về sở hữu trí tuệ, gây khó khan cho quá trình xét xử án vi phạm sở hữu trí tuệ.

Từ những bất cập của các quy định nêu trên cũng như từ những kinh nghiệm thực tiễn của chúng tôi, chúng tôi cho rằng việc thực thi quyền, áp dụng các chế tài trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ hiện nay là chưa hiệu quả, chưa có sức răn đe đối với hành vi phạm.

 Câu hỏi: Luật Hình sự năm 2015 đã có những sửa đổi đối với hành vi xâm phạm quyền, cụ thể những sửa đổi đó là gì thưa luật sư?

 Trả lời: Theo quy định của Bộ luật hình sự năm 2015, có hiệu lực từ 1/7/2016, hành vi vi phạm sở hữu trí tuệ được quy định ở 2 điều khoản sau đây:

 Điều 225. Tội xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan

  1. Người nào không được phép của chủ thể quyền tác giả, quyền liên quan mà cố ý thực hiện một trong các hành vi sau đây, xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan đang được bảo hộ tại Việt Nam, thu lợi bất chính từ 50.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại cho chủ thể quyền tác giả, quyền liên quan từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng hoặc hàng hóa vi phạm trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm:
  2. a) Sao chép tác phẩm, bản ghi âm, bản ghi hình;
  3. b) Phân phối đến công chúng bản sao tác phẩm, bản sao bản ghi âm, bản sao bản ghi hình.
  4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
  5. a) Có tổ chức;
  6. b) Phạm tội 02 lần trở lên;
  7. c) Thu lợi bất chính 300.000.000 đồng trở lên;
  8. d) Gây thiệt hại cho chủ thể quyền tác giả, quyền liên quan 500.000.000 đồng trở lên;

đ) Hàng hóa vi phạm trị giá 500.000.000 đồng trở lên.

  1. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
  2. Pháp nhânthương mạiphạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau:
  3. a) Pháp nhânthương mại thực hiện hành vi quy định tại khoản 1 Điều này, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng;
  4. b) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 02 năm;
  5. c) Pháp nhânthương mại còn có thể bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm

Điều 226 Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp

  1. Người nào cố ý xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ tại Việt Nam, thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại cho chủ sở hữu nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng hoặc hàng hóa vi phạm trịgiá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Có tổ chức;

b) Phạm tội 02 lần trở lên;

c) Thu lợi bất chính 300.000.000 đồng trở lên;

d) Gây thiệt hại cho chủ sở hữu nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý 500.000.000 đồng trở lên;

đ) Hàng hóa vi phạm trị giá 500.000.000 đồng trở lên.

  1. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
  2. Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau:
  3. a) Pháp nhânthương mại thực hiện hành vi quy định tại khoản 1 Điều này, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng;
  4. b) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 2.000.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 02 năm;
  5. c) Pháp nhânthương mại còn có thể bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.

Như vậy là 2 quy định trên đã có điểm mới là đã quy định rõ khung giá trị vi phạm để áp dụng hình phạt và đã áp dụng chế tài hình sự cho pháp nhân với hình thức phạt tiền và đình chỉ hoạt động kinh doanh từ 6 tháng đến 2 năm.

Mức xử phạt tối đa cho hành vi này đối với cá nhân là phạt tù tới 3 năm.

Câu hỏi: Với hàng loạt các hiệp định thương mại tự do đã được ký kết đặc biệt là hiệp định hương mại tự so Việt Nam – EU (EVFTA) và hiệp định xuyên thái bình dương ( TPP ) đòi hỏi Việt Nam phải xây dựng chế tài xử lý mạnh mẽ hơn như tăng xử phạt hành chính và xử lý hình sự đối với các hành vi xâm phạm quyền SHTT,cụ thể, những thay đổi về chế tài xử phạt trong TPP là gì thưa luật sư?

Trả lời: Những thay đổi về chế tài xử phạt trong TPP gồm những nội dung cụ thể như sau:

 TPP quy định chế độ thực thi quyền sở hữu trí tuệ ở mức khắt khe hơn so với quy định hiện hành của Hiệp định Trips trong khuôn khổ WTO.

Các quy định này tập trung vào các biện pháp chống hàng giả mạo nhãn hiệu và xâm phạm quyền tác giả.

 Thứ nhất: Các biện pháp thực thi bằng chế tài dân sự thì TPP quy định như sau:

i) Về biện pháp bồi thường thiệt hại:

TPP quy định cần xác định mức thiệt hại cần phải dựa theo giá hàng thật và cũng dựa theo cách tính của chủ sở hữu, bên bị vi phạm.

Đối với hành vi xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan và giả mạo nhãn hiệu, TPP yêu cầu pháp luật quốc gia phải có quy định về bồi thường rõ ràng và phải có tính răn đe trên thực tế.

ii) Về biện pháp xử lý hàng hóa vi phạm thì TPP yêu cầu các cơ quan chức năng phải có thẩm quyền buộc tiêu hủy hàng hoá giả mạo nhãn hiệu hoặc hàng hoá xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan.

iii) Về biện pháp thực thi trong môi trường Internet thì TPP yêu cầu các quốc gia thành viên cần xử lý vi phạm nhãn hiệu, bản quyền như đối với các hành vi xâm phạm thông thường.

Bên cạnh đó, đối với nhà cung cấp dịch vụ Internet (Internet Provider), cơ quan chức nưng cần phải có quy định về các điều kiện để các cơ quan này được miễn trách nhiệm khi người sử dụng Internet có hành vi xâm phạm quyền.

Thứ hai: TPP cũng quy định về việc thực thi bằng chế tài hình sự như sau:

  (i) TPP yêu cầu các quốc gia thành viên phải xử lý hình sự các xâm phạm quyền liên với nhãn hiệu, bản quyền bí mật thương mại trong đó có nhiều hành vi chưa cấu thành hành vi xâm phạm mà mới là tiền đề cho việc xâm phạm thì cũng bị xử lý.

ii) Đối với tiêu chí quy mô thương mại làm căn cứ để xử lý vi phạm hành sự thì chỉ cần đáp ứng một trong 2 yếu tố sau cũng có thể khởi tố được, đó là:’

–          Hành vi vi phạm quyền nhằm đạt lợi thế kinh doanh hoặc thu lợi tài chính.

–          Hành vi xâm phạm đáng kể, dù không nhằm đạt lợi thế kinh doanh hoặc thu lợi tài chính nhưng gây thiệt hại lớn cho chủ thể quyền. 

 Câu hỏi: Theo luật sư, để thực thi tốt và đảm bảo cam kết quốc tế, các doanh nghiệp và ngành chức năng cần có hành động quyết liệt và cụ thể như thế nào?

 Trả lời: Để thực thi tốt và đảm bảo các cam kết quốc tế, các doanh nghiệp và ngành chức năng cần có hành động quyết liệt, cụ thể như sau:

Các doanh nghiệp cần phải tìm hiểu các quy định liên quan về SHTT thông qua quá trình cập nhật thông tin và có sự tư vấn từ các luật sư để có thể bảo vệ quyền của mình và cũng tránh được những vi phạm đáng tiếc về sở hữu trí tuệ.

Đối với các cơ quan chức năng, cũng cần xem xét tới việc lập toà án chuyên trách về sở hữu trí tuệ để có thể xử lý kịp thời các hành vi vi phạm.