Đây là nguyên tắc được quy định chi tiết trong Nghị định 49/2013/NĐ-CP được Chính phủ ban hành vào ngày ngày 14 tháng 05 năm 2013 quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về tiền lương. Nghị định có hiệu lực vào ngày 01 tháng 7 năm 2013.
Nghị định 49 quy định về chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức, quy chế của Hội đồng tiền lương quốc gia và nguyên tắc xây dựng thang lương, bảng lương và định mức lao động áp dụng cho người lao động, người sử dụng lao động, và những cá nhân, tổ chức khác liên quan. Trong đó, những điểm cần chú về về nguyên tắc xây dựng thang, bảng lương như sau:
- Khoảng chênh lệch giữa hai bậc lương liền kề phải bảo đảm khuyến khích người lao động nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ thuật, nghiệp vụ, tích lũy kinh nghiệm, phát triển tài năng ít nhất bằng 5%.
- Mức lương thấp nhất của công việc hoặc chức danh giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định.
- Mức lương thấp nhất của công việc hoặc chức danh đòi hỏi lao động qua đào tạo, học nghề (kể cả lao động do doanh nghiệp tự dạy nghề) phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định
- Mức lương của công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 5%; công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương của công việc hoặc chức danh có độ phức tạp tương đương, làm việc trong điều kiện lao động bình thường
- Khi xây dựng và áp dụng thang lương, bảng lương phải bảo đảm bình đẳng, không phân biệt đối xử về giới tính, dân tộc, màu da, thành phần xã hội, tình trạng hôn nhân, tín ngưỡng, tôn giáo, nhiễm HIV, khuyết tật
Để tìm hiểu chi tiết hơn về Bộ Luật, mời Quý khách truy cập theo link sau: 49.2013.ND.CP
Mời Quý xem thêm tư vấn của luật sư SBLaw về vấn đề Nhượng quyền kinh doanh