Thuế xuất khẩu đối với xi măng

0
511

Luật sư Nguyễn Thanh Hà trả lời phóng viên Ngọc Anh báo pháp luật và đời sống về vấn đề Thuế xuất khẩu đối với xi măng

1.Hiện nay, mức thuế xi măng là bao nhiêu? Việc áp thuế xuất khẩu xi măng dựa trên cơ sở pháp lý nào?

Hiện nay để xác định mức thuế xuất khẩu đối với xi măng cần căn cứ vào các quy định tại các văn bản sau:

+ Nghị định 122/2016/NĐ – CP về biểu thuế xuất khẩu, biểu thuế nhập khẩu ưu đãi, danh mục hàng hóa và mức thuế tuyệt đối, thuế hỗn hợp, thuế nhập khẩu ngoài hạn ngạch thuế quan.

+ Nghị định số 100/2016/NĐ – CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế giá trị gia tăng, Luật thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật quản lý thuế.

Cụ thể, Điều 4 Nghị định 100/2016/NĐ – CP đã quy định như sau:

“Sản phẩm xuất khẩu là tài nguyên, khoáng sản khai thác chưa chế biến thành sản phẩm khác hoặc đã chế biến thành sản phẩm khác nhưng tổng trị giá tài nguyên, khoáng sản cộng với chi phí năng lượng chiếm từ 51% giá thành sản xuất sản phẩm trở lên được chế biến từ tài nguyên, khoáng sản; sản phẩm xuất khẩu là hàng hóa được chế biến từ tài nguyên, khoáng sản có tổng trị giá tài nguyên, khoáng sản cộng với chi phí năng lượng chiếm từ 51% giá thành sản xuất sản phẩm trở lên.

Tài nguyên, khoáng sản quy định tại khoản này là tài nguyên, khoáng sản có nguồn gốc trong nước gồm: Khoáng sản kim loại; khoáng sản không kim loại; dầu thô; khí thiên nhiên; khí than.

Trị giá tài nguyên, khoáng sản là giá vốn tài nguyên, khoáng sản đưa vào chế biến; đối với tài nguyên, khoáng sản trực tiếp khai thác là chi phí trực tiếp, gián tiếp khai thác ra tài nguyên khoáng sản; đối với tài nguyên, khoáng sản mua để chế biến là giá thực tế mua cộng chi phí đưa tài nguyên, khoáng sản vào chế biến.

Chi phí năng lượng gồm: Nhiên liệu, điện năng, nhiệt năng”

Theo Phụ lục I quy định về biểu thuế xuất khẩu theo danh mục mặt hàng chịu thuế ban hành kèm theo Nghị định số 122/2016/NĐ – CP đã quy định mức thuế xuất khẩu đối với “Vật tư, nguyên liệu, bán thành phẩm không quy định ở trên có giá trị tài nguyên, khoáng sản cộng với chi phí năng lượng chiếm từ 51% giá thành sản phẩm trở lên” là 5%.

Như vậy, từ các quy định trên của pháp luật có thể thấy trường hợp hàng hóa xi măng là vật tư, nguyên liệu, bán thành phẩm có giá trị tài nguyên, khoáng sản cộng với chi phí năng lượng chiếm từ 51% giá thành sản phẩm trở lên sẽ phải chịu mức thuế xuất khẩu là 5%.

2.Anh đánh giá thế nào về cơ sở pháp lý căn cứ để áp thuế xi măng?

– Theo tôi hiện nay các doanh nghiệp và ngay cả một số cơ quan hải quan ở các tỉnh đang gặp phải nhiều vướng mắc phát sinh từ việc khai báo mã số đối với hàng hóa xi măng và áp dụng thuế suất đối việc xuất khẩu hàng hóa này theo Biểu thuế xuất khẩu quy định tại Nghị định số 122/2016/NĐ-CP.

Như tôi đã trình bày ở phần trên thì vật tư, nguyên liệu, bán thành phẩm không quy định ở trên có giá trị tài nguyên khoáng sản cộng với chi phí năng lượng chiếm từ 51% giá thành sản phẩm trở lên sẽ chịu mức thuế là 5%. Tuy nhiên trên thực tế, việc xác định vật tư, nguyên liệu, bán thành phẩm bao gồm những hàng hóa nào còn gây nhiều rắc rối cho doanh nghiệp bởi chưa có một quy định nào của pháp luật hướng dẫn về vấn đề này. Bên cạnh đó, để kiểm tra tỷ lệ giá trị tài nguyên, khoáng sản cộng với chi phí năng lượng so với giá thành sản phẩm sẽ do doanh nghiệp tự xác định hay các cơ quan chuyên môn thực hiện? Ngoài ra, trong trường hợp xác định xi măng cần xuất khẩu là vật tư, nguyên liệu, bán thành phẩm thì mã số HS của xi măng trong trường hợp này sẽ được xác định như thế nào? Đây là chính là những vấn đề mà pháp luật hiện nay vẫn chưa làm rõ.

3.Cơ quan chuyên môn (Cơ quan hải quan) có thẩm quyền viện dẫn, giải thích Luật, Nghị định, Thông tư hay không? Nếu có, quy trình đó phải tuân theo quy định pháp luật nào?

Khoản 3 Điều 99 Luật Hải quan 2014 đã quy định nội dung quản lý nhà nước về hải quan có bao gồm việc hướng dẫn, thực hiện và tuyên truyền pháp luật về hải quan. Cục hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố (sau đây gọi tắt là Cục Hải quan) là đơn vị thuộc Tổng cục Hải quan, có nhiệm vụ tổ chức thực hiện pháp luật của Nhà nước về hải quan và các quy định khác của pháp luật có liên quan trên địa bàn họat động của mình. Ngoài ra, Khoản 11 Điều 2 Quyết định số 1169/QĐ – TCHQ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của chi cục hải quan trực thuộc Cục hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố đã quy định nhiệm vụ quyền hạn của Chi cục hải quan như sau:

“11. Tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn thực hiện chính sách, pháp luật về Hải quan cho các tổ chức, cá