XỬ PHẠT XE KHÔNG CHÍNH CHỦ

0
418

Nghị định 46/2016/NĐ-CP  bao gồm 82 điều khoản và có hiệu lực từ tháng 8 năm 2016. Tuy nhiên có một số điều khoản bắt đầu có hiệu lực từ 2017.

          Theo Điều khoản thi hành của Nghị đinh này, Điều 30 về xử phạt chủ phương tiện vi phạm quy định liên quan đến giao thông đường bộ có hiệu lực kể từ ngày 1/1/2017. Theo đó, tại khoản b, Điều 30 quy định việc “Không làm thủ tục đăng ký sang tên xe (để chuyển tên chủ xe trong Giấy đăng ký xe sang tên của mình) theo quy định khi mua, được cho, được tặng, được phân bổ, được điều chuyển, được thừa kế tài sản là xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô” sẽ phải chịu phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đối với cá nhân và từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe tương tự xe mô tô.

          Xe chính chủ được hiểu là tài sản hợp pháp của chủ sở hữu, có giấy tờ đầy đủ để chứng minh quyền sở hữu theo quy định của pháp luật. Những trường hợp xe không chính chủ, bao gồm người xuất trình giấy tờ vẫn giữ nguyên tên của người bán, cho, tặng, người để lại tài sản thừa kế hay người điều chuyển phương tiện… hoặc trường hợp không có, có nhưng không đầy đủ giấy tờ hợp pháp sẽ bị xử phạt theo quy định khi phát hiện ra lỗi vi phạm giao thông, hoặc qua công tác quản lý hồ sơ.

          Do đó khi tham giao giao thông cần hết sức lưu ý đến vấn đề giấy tờ để chứng minh là phương tiện chính chủ. Khi mua lại xe của người khác, khi được tặng, cho, được hưởng thừa kế cần phải tiến hành làm thủ tục sang tên đổi chủ cho loại phương tiện đó. Thực hiện việc sang tên đổi chủ chính là đảm bảo quyền lợi hợp pháp cho chủ phương tiện.  Bên cạnh đó cũng hết sức lưu ý để tránh mua phải các phương tiện không giấy tờ, không có chủ sở hữu rõ ràng để tránh các rủi ro về tài sản sau này.