điều kiện kinh doanh đối với việc bảo quản vật liệu chất nổ công nghiệp

0
336

Câu hỏi:Luật sư có thể cho chúng tôi biết về điều kiện kinh doanh đối với việc bảo quản vật liệu chất nổ công nghiệp?
Luật sư trả lời:Bảo quản vật liệu chất nổ công nghiệp là một trong những ngành nghề kinh doanh có điều kiện.
Để đáp ứng điều kiện kinh doanh hợp pháp theo quy định của pháp luật cần đáo ững những điều kiện sau:
Điều kiện đối với bảo quản vật liệu nổ công nghiệp
1. Chỉ các tổ chức có giấy phép sản xuất, kinh doanh, sử dụng vật liệu nổ công nghiệp và dịch vụ nổ mìn được đầu tư xây dựng kho chứa vật liệu nổ công nghiệp. Việc đầu tư, xây dựng, mở rộng, cải tạo kho chứa vật liệu nổ công nghiệp phải thực hiện đúng quy định pháp luật về đầu tư xây dựng công trình quy chuẩn kỹ thuật hiện hành và quy định pháp luật liên quan.
2. Vật liệu nổ công nghiệp phải được bảo quản tại các kho chứa, địa điểm thỏa mãn các yêu cầu về an ninh, đảm bảo khoảng cách an toàn đối với các công trình, đối tượng cần bảo vệ; đáp ứng tiêu chuẩn, quy chuẩn hiện hành về cấu trúc, vật liệu xây dựng và thỏa mãn các yêu cầu về phòng cháy, phòng nổ, chống sét, kiểm soát tĩnh điện, an toàn cho người lao động và bảo vệ môi trường theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật hiện hành và các quy định liên quan.
3. Lãnh đạo quản lý, thủ kho, người bảo vệ canh gác, người phục vụ liên quan đến bảo quản vật liệu nổ công nghiệp phải đáp ứng các yêu cầu về an ninh, trật tự; có trình độ chuyên môn tương xứng với vị trí, chức trách đảm nhiệm, được huấn luyện về kỹ thuật an toàn, phòng cháy, chữa cháy, ứng phó sự cố trong các hoạt động liên quan đến bảo quản vật liệu nổ công nghiệp.
Điều kiện chung:
3.1 Người liên quan trực tiếp đến hoạt động VLNCN, tiền chất thuốc nổ phải đáp ứng các điều kiện sau:
3.1.1 Có giấy tờ chứng nhận nhân thân hợp lệ và không bị cấm tham gia hoạt động VLNCN theo quy định tại khoản 5, Điều 5 Nghị định số 39/2009/NĐ-CP;
3.1.2 Có trình độ chuyên môn tương ứng với nhiệm vụ được giao và phải được huấn luyện về kỹ thuật an toàn trong hoạt động VLNCN theo quy định tại Điều 29 Nghị định số 39/2009/NĐ-CP và quy định tại QCVN 02:2008/BCT đối với hoạt động VLNCN; TCVN 5507:2002 và các tiêu chuẩn, quy chuẩn liên quan đối với tiền chất thuốc nổ;
3.1.3 Có sức khỏe đáp ứng yêu cầu của từng ngành nghề theo quy định pháp luật lao động hiện hành; được cơ quan có thẩm quyền quy định tại Chương V Thông tư 23/2009/TT-BCT kiểm tra, sát hạch cấp Giấy chứng nhận kỹ thuật an toàn VLNCN.
3.2 Người nước ngoài làm việc liên quan đến hoạt động VLNCN trong các doanh nghiệp Việt Nam ngoài việc đáp ứng các điều kiện tại khoản 1 điều này, còn phải được cơ quan lao động có thẩm quyền cấp Giấy phép lao động; được huấn luyện kiến thức pháp luật về VLNCN và các quy định pháp luật liên quan của Việt Nam.
3.3 Lãnh đạo tổ chức, người quản lý bộ phận, người lao động liên quan trực tiếp đến hoạt động VLNCN, tiền chất thuốc nổ tại doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng do Bộ Quốc phòng hoặc cơ quan được Bộ Quốc phòng giao nhiệm vụ quản lý VLNCN huấn luyện và cấp Giấy chứng nhận. Nội dung huấn luyện theo yêu cầu tại điểm b, khoản 3.1
* Điều kiện về trình độ chuyên môn nghiệp vụ của người liên quan trực tiếp đến sản xuất, kinh doanh VLNCN, tiền chất thuốc nổ
3.4 Giám đốc phải có bằng tốt nghiệp đại học; Phó Giám đốc kỹ thuật, người quản lý các bộ phận liên quan trực tiếp đến hoạt động sản xuất VLNCN phải có bằng tốt nghiệp đại học một trong các chuyên ngành: hoá chất, vũ khí đạn, công nghệ hóa thuốc phóng, thuốc nổ; khai thác mỏ, địa chất; xây dựng công trình giao thông, thủy lợi.
3.5 Người lao động có liên quan trực tiếp đến sản xuất VLNCN, tiền chất thuốc nổ phải được đào tạo và có chứng chỉ chuyên môn phù hợp với vị trí, chức trách đảm nhiệm.
4. Trong quá trình hoạt động, ngoài các quyền và nghĩa vụ do pháp luật quy định tổ chức, cá nhân quản lý kho vật liệu nổ công nghiệp phải thực hiện các quy định sau đây:
4.1 Trang bị các thiết bị, phương tiện phục vụ việc bảo vệ canh gác, phòng cháy, phòng nổ, thông tin liên lạc, bốc dỡ và cấp phát vật liệu nổ công nghiệp theo tiêu chuẩn, quy chuẩn hiện hành và quy định pháp luật liên quan. Không được sử dụng kho chứa vật liệu nổ công nghiệp cho các mục đích khác trong thời hạn hiệu lực quy định của giấy phép hoạt động vật liệu nổ công nghiệp;
4.2 Xây dựng phương án chữa cháy, phương án bảo vệ an ninh trật tự, biện pháp xử lý và phối hợp với chính quyền địa phương trong các trường hợp có cháy, người xâm nhập trái phép và các trường hợp khẩn cấp khác. Đăng ký danh sách người quản lý, thủ kho, người phục vụ với cơ quan công an địa phương;
4.3 Căn cứ tiêu chuẩn, quy chuẩn hiện hành, xây dựng quy trình thủ tục về canh gác bảo vệ, kiểm tra, kiểm soát người ra vào, người làm việc trong kho, thủ tục xử lý, tiêu hủy vật liệu nổ công nghiệp mất phẩm chất. Việc xuất nhập, cấp phát vật liệu nổ công nghiệp phải đúng quy trình, đối tượng đã được lãnh đạo đơn vị phê duyệt.