Người giám hộ và người đại diện của người chưa thành niên?

0
522

Câu hỏi: Em gái ruột tôi năm nay 15 tuổi, tôi 28 tuổi. Bố mẹ tôi đột ngột qua đời, nay tôi có thể trở thành người đại diện hay người giám hộ cho em gái tôi?

Trả lời:

Công ty Luật TNHH SB LAW cảm ơn bạn đã quan tâm đến dịch vụ tư vấn pháp luật của chúng tôi. Liên quan đến thắc mắc của bạn, chúng tôi xin tư vấn như sau:

Điều 136 Bộ luật Dân sự quy định về đại diện pháp luật như sau:

Điều 136. Đại diện theo pháp luật của cá nhân

1. Cha, mẹ đối với con chưa thành niên.

……………………………………………………………

3. Người do Tòa án chỉ định trong trường hợp không xác định được người đại diện quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.”

Đối với người chưa thành niên thì đại diện theo pháp luật là cha mẹ. Do đó, bạn không thể trở thành người đại diện cho em gái mình, mà trong trường hợp này, em gái bạn không còn cha mẹ, do đó thỏa mãn điều kiện về người được giám hộ quy định tại Điều 47 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:

“ Điều 47. Người được giám hộ

1. Người được giám hộ bao gồm:

a) Người chưa thành niên không còn cha, mẹ hoặc không xác định được cha, mẹ;”

Do vậy, bạn là người giám hộ đương nhiên của được quy định tại Điều 52 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:

“ Điều 52. Người giám hộ đương nhiên của người chưa thành niên

Người giám hộ đương nhiên của người chưa thành niên quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 47 của Bộ luật này được xác định theo thứ tự sau đây:

1. Anh ruột là anh cả hoặc chị ruột là chị cả là người giám hộ; nếu anh cả hoặc chị cả không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì anh ruột hoặc chị ruột tiếp theo là người giám hộ, trừ trường hợp có thỏa thuận anh ruột hoặc chị ruột khác làm người giám hộ.”

Do vậy, khi cha mẹ của người chưa thành niên không còn, đảm ứng đủ điều kiện làm người giám hộ thì bạn đương nhiên là người giám hộ của em gái.

Lưu ý: Cha mẹ KHÔNG phải là người giám hộ của con chưa thành niên mà là người đại diện theo pháp luật. Nếu không còn cha mẹ thì anh chị hoặc ông bà mới là người giám hộ đương nhiên của người chưa thành niên.