Áp dụng biện pháp phòng vệ của nước ngoài đối với hàng hoá Việt Nam

0
565
Luật sư Nguyễn Thanh Hà từ SBLAW trả lời về biện pháp phòng vệ áp dụng vào hàng hoá Việt Nam, mời các bạn xem nội dung tại đây:
Xin ông cho biết, việc Việt Nam bị Ấn Độ áp thuế chống trợ cấp lên ống thép không gỉ sẽ ảnh hưởng thế nào đến các doanh nghiệp thép Việt Nam?
Trả lời: Việc áp dụng thuế chống trợ cấp lên ống thép không gỉ của Việt Nam từ Ấn Độ chắc chắn sẽ làm tăng giá thành sản phẩm, từ đó làm giảm nhu cầu của các khách hàng từ Ấn Độ.
Điều này sẽ ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp thép Việt Nam vào thị trường Ấn Độ, các khách hàng Ấn Độ có thể phải tìm các nhà cung cấp khác trong đó phần nhiều là các nhà cung cấp nội địa.
 
Việc áp dụng thuế với mục tiêu là bảo vệ sản xuất trong nước, hạn chế việc nhập khẩu các sản phẩm cùng loại từ nhà cung cấp nước ngoài.
 
Vì vậy, có thể nói, các doanh nghiệp Việt Nam nếu bị áp thuế cao, thị trường lớn như Ấn Độ có thể sẽ bị mất.
Theo ông, làm thế nào để các doanh nghiệp thép Việt tránh được các vụ kiện phòng vệ thương mại tương tự?
Trả lời: Các doanh nghiệp Việt Nam cần thuê đơn vị tư vấn để hiểu được những quy định về phòng vệ thương mại của các quốc gia nhập khẩu, tránh việc bán sản phẩm giá thấp, tiến hành xuất khẩu ồ ạt, gây bất lợi cho các doanh nghiệp trong nước.
 
Vai trò của các hiệp hội ngành hàng trong việc điều phối hoạt động xuất khẩu là rất quan trọng, thay vì việc các doanh nghiệp tự phát xuất khẩu.
 
Khi có hoạt động điều tra phòng vệ thương mại, cần có hoạt động phối hợp của các doanh nghiệp nhằm cung cấp thông tin chính xác, kịp thời, cần cử đại diện tham gia các buổi điều trần nhằm loại bỏ những cáo buộc vô căn cứ.