Vay tín dụng online – Cạm bẫy khó lường

0
481

 Xuất hiện tràn lan trên mạng xã hội như nấm mọc sau mưa là các hoạt động quảng cáo cho vay tín dụng, vay không thế chấp online, nhiều người không cần phải mất thời gian nghiên cứu cũng được đội ngũ chuyên nghiệp gọi điện hướng dẫn nhiệt tình, giúp đỡ tận tâm cho các khoản hợp đồng vay mượn nhưng sau đó là gì?

Chị Kim Anh, một tiểu thương ở quận Thanh Xuân, do dịch bệnh nên cửa hàng của chị phải đóng cửa, một mình nuôi 2 con đang ăn học, nguồn thu chính là cửa hàng bún chả, phải đóng cửa, khó khăn trồng chất khó khăn.

Một ngày chị nhận được cuộc điện thoại từ một số lạ mời chào gói vay tín dụng rất hời và đơn giản trong các khâu xét duyệt, không phải chứng minh tài sản và thu nhập, tưởng đấy cũng là cứu cánh cho mình. chị Đoàn Kim Anh, đã làm theo hướng dẫn.

Mọi thủ tục đã xong nhanh như lời giới thiệu của nhân viên môi giới. Nhưng đến khoản chị phải thanh toán 10% trong số vay 40 triệu, phải cắt lại 4 triệu, họ nói là chứng minh năng lực số được vay cho bên cho vay thì mới được giải ngân, thì mọi chuyện mới vỡ lẽ.

Trong khi ba mẹ con phải nhận cứu viện từ anh em gia đình cho qua ngày, con số 4 triệu lúc này ko hề nhỏ, chị từ chối vay vì không thể có được 4 triệu, thì nhân viên đe dọa sẽ gọi cho mọi người trong danh bạ mà chị đã cung cấp và đưa hình ảnh cá nhân của chị lên mạng xã hội để bôi xấu.

Có một thứ rất không bình thường của các nhóm cho vay này là khi đăng nhập vào app của họ thì sẽ phải chấp nhận đồng bộ danh bạ điện thoại. Điều mà các tổ chức tín dụng, ngân hàng chính thống không bao giờ làm. Người cung cấp thì nghĩ rất đơn giản có làm sao đâu, nhưng khi bị các đối tượng không tốt sử dụng để đe dọa thì mới thấy phiền phức.

Luật sư Nguyễn Thanh Hà, công ty luật SBLAW cho biết: Hiện nay có rất nhiều trang mạng, các app quảng cáo cho vay tiền online, nhiều người dân đã bị mắc lừa nhóm đối tượng này như trả phí phê duyệt hồ sơ, cắt % khoản vay rồi khi người tham gia đóng tiền xong thì bị lừa không liên lạc được, hoặc thành công thì vay với mức lãi xuất rất cao và các đối tượng này sẵn sàng dùng mọi thủ đoạn để gây áp lực cho con nợ của mình.

Nhiều người mất tiền vì những hành vi này trên mạng xã hội, nhưng do khoản tiền nhỏ, chỉ vài triệu nên họ cũng ngậm bồ hòn làm ngọt mà không khai báo với cơ quan pháp luật, hiểu được tâm lý đó nên vô tình họ đã trở thành mảnh đất màu mỡ cho những kẻ lợi dụng trá hình hoạt động công khai.

Cũng theo Luật sư Nguyễn Thanh Hà, công ty luật SBLAW: Khi mọi người tham gia vay tiêu dùng qua các áp, các trang mạng dễ dàng như vậy thì cũng phải nghiên cứu kỹ các công ty cho vay hay tổ chức cho vay, xem lãi xuất như thế nào, có được nhà nước cho phép hoạt động hay không, nếu người dân bị các đối tượng này lợi dụng lừa đảo, chiếm đoạt tài sản phải báo ngay với cơ quan chức năng để kịp thời ngăn chặn không để lây lan sang cho nhiều người.

Còn đối với trường hợp các đối tượng xấu đưa thông tin các nhân của bị hại lên mạng xã hội nhằm mục địch bôi xấu, hạ uy tín là vi phạm pháp luật, cần phải được xử lý nghiêm.

Không có cái gì đơn giản mà mang lại kết quả tốt đẹp, lòng tin của mọi người bị lợi dụng vì chính sự đơn giản thái quá như thế này cũng không thể trách được. Đứng trước những lời hoa mỹ, có cánh và rất bài bản của “các chuyên gia môi giới tài chính” bất kỳ ai cũng rất dễ mắc bẫy, nhất là những người đang lâm vào cảnh khó khăn.

Trong thời gian qua, Cơ quan Công an cũng đã triệt xóa rất nhiều nhóm và đánh sập nhiều áp điện tử với hành vi tương tự nhưng sự biến tướng và lợi nhuận  cao đã khiến không ít người sập bẫy. Qua vụ việc nêu trên, rất mong người dân cần tỉnh táo và cảnh giác với những thủ đoạn này để tránh mắc vào những trường hợp khó xử.

Link bài viết: https://www.antv.gov.vn/tin-tuc/phap-luat/vay-tin-dung-online-cam-bay-kho-luong-369372.html