Cần tiến hành thủ tục gì để được cấp phép thành lập Viện nghiên cứu?

0
1193

Câu hỏi: Chào Quý Công ty, tôi là Hạnh – ở Hà Nội. Hiện bên tôi đang có nhu cầu thành lập Viện nghiên cứu trực thuộc Hiệp hội. Quý Công ty vui lòng tư vấn giúp tôi trình tự, thủ tục để thành lập Viện nghiên cứu trên.

Luật sư tư vấn:

Công ty Luật TNHH SB Law cảm ơn bạn đã quan tâm đến dịch vụ tư vấn pháp luật của chúng tôi. Liên quan đến thắc mắc của bạn về thủ tục thành lập Viện nghiên cứu trực thuộc Hiệp hội, chúng tôi xin tư vấn như sau:

1. Ý KIẾN TƯ VẤN SƠ BỘ

1.1.      Điều kiện thành lập viện nghiên cứu

Việc thành lập viện nghiên cứu cần đáp ứng những điều kiện theo quy định của pháp luật về việc thành lập tổ chức khoa học công nghệ sau:

  • Có điều lệ tổ chức và hoạt động với các nội dung: 

– Tên tổ chức khoa học và công nghệ bao gồm tên đầy đủ, tên giao dịch quốc tế và tên viết tắt (nếu có), được viết bằng các chữ cái trong Bảng chữ cái tiếng Việt, có thể kèm theo các chữ cái F, J, Z, W, chữ số và ký hiệu, phát âm được. Tên đầy đủ bao gồm hình thức của tổ chức khoa học và công nghệ, tên riêng của tổ chức khoa học và công nghệ.

– Tên gọi của tổ chức phải phù hợp với lĩnh vực hoạt động chính, không được trùng lặp với tổ chức khoa học và công nghệ khác, không được sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc, bảo đảm không xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của các tổ chức, cá nhân đang được bảo hộ tại Việt Nam.

– Mục tiêu, phương hướng hoạt động của tổ chức khoa học và công nghệ không được vi phạm các quy định tại Điều 8 của Luật khoa học và công nghệ và các văn bản pháp luật khác có liên quan.

– Trụ sở chính có địa chỉ được xác định rõ theo địa danh hành chính, có số điện thoại, số fax và địa chỉ thư điện tử (nếu có).

– Người đại diện.

– Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của tổ chức khoa học và công nghệ phù hợp mục tiêu, phương hướng hoạt động.

– Lĩnh vực hoạt động, thuộc một trong các lĩnh vực nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ, triển khai thực nghiệm, sản xuất thử nghiệm; sản xuất, kinh doanh sản phẩm là kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; dịch vụ khoa học và công nghệ.

– Cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ và quyền hạn của các chức danh trong bộ máy lãnh đạo và các cơ quan khác của tổ chức khoa học và công nghệ.

– Vốn điều lệ của tổ chức, bao gồm tiền mặt và các tài sản khác quy ra tiền; nguyên tắc tăng giảm vốn hoạt động và các nguyên tắc về tài chính khác. Vốn điều lệ do tổ chức, cá nhân thành lập quyết định. Trong đó, vốn bằng tiền tại thời điểm đăng ký phải bảo đảm đủ kinh phí hoạt động thường xuyên (bao gồm tiền lương, tiền công và tiền chi hoạt động bộ máy…) của tổ chức ít nhất trong 01 năm.

– Điều kiện, trình tự, thủ tục sáp nhập, chia, tách, giải thể (nếu có).

– Cam kết tuân thủ pháp luật.

  • Nhân lực khoa học và công nghệ

– Mỗi tổ chức khoa học và công nghệ phải có ít nhất 05 (năm) người có trình độ đại học trở lên bao gồm làm việc chính thức và kiêm nhiệm, trong đó có ít nhất 30% có trình độ chuyên môn phù hợp với lĩnh vực chủ yếu xin đăng ký hoạt động và ít nhất 40% làm việc chính thức.

– Tổ chức khoa học và công nghệ được tổ chức dưới hình thức viện phải có ít nhất một người có trình độ tiến sĩ phù hợp với lĩnh vực chủ yếu xin đăng ký hoạt động và làm việc theo chế độ chính thức.

– Trường hợp thành lập tổ chức khoa học và công nghệ để phát triển ngành khoa học và công nghệ mới thì tổ chức khoa học và công nghệ phải có ít nhất (một) người có trình độ đại học trở lên thuộc ngành đăng ký hoạt động làm việc chính thức.

– Người đứng đầu tổ chức khoa học và công nghệ phải có trình độ đại học trở lên, có kinh nghiệm quản lý, năng lực chuyên môn phù hợp. Đối với tổ chức khoa học và công nghệ được thành lập dưới hình thức viện, người đứng đầu phải có trình độ tiến sĩ.

  • Cơ sở vật chất – kỹ thuật

– Có quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng trụ sở, nhà xưởng, phòng thí nghiệm, máy móc thiết bị, tài sản trí tuệ, các phương tiện vật chất – kỹ thuật khác để thực hiện chức năng, nhiệm vụ của tổ chức khoa học và công nghệ.

1.2.      Thủ tục thành lập:

Hồ sơ đăng ký hoạt động khoa học công nghệ sẽ bao gồm:  

STT Tài liệu
1.        Đơn đăng ký hoạt động khoa học và công nghệ
2.        Quyết định thành lập
3.        Điều lệ tổ chức và hoạt động
4.        Bảng danh sách nhân lực
5.        Đơn đề nghị được làm việc chính thức đối với nhân lực chính thức
6.        Bản sao (có chứng thực hợp pháp) các văn bằng đào tạo của nhân lực chính thức
7.       

Sơ yếu lý lịch có xác nhận trong thời hạn không quá 01 năm của chính quyền địa phương nơi cư trú hoặc của cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc trước khi chuyển sang làm việc tại tổ chức khoa học và công nghệ của nhân lực chính thức; trường hợp nhân lực chính thức không phải là công dân Việt Nam thì phải có lý lịch tư pháp của cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài xác nhận trong thời hạn không quá 01 năm và được hợp pháp hóa lãnh sự

8.        Đơn đề nghị được làm việc kiêm nhiệm
9.        Bản sao (có chứng thực hợp pháp) các văn bằng đào tạo của nhân lực kiêm nhiệm
10.   

Sơ yếu lý lịch có xác nhận trong thời hạn không quá 01 năm của chính quyền địa phương nơi cư trú hoặc của cơ quan, tổ chức nơi người đó đang làm việc chính thức của nhân lực kiêm nhiệm; Trường hợp nhân lực kiêm nhiệm không phải là công dân Việt Nam thì phải có lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài xác nhận trong thời hạn không quá 01 năm và được hợp pháp hóa lãnh sự.

11.   

Văn bản cho phép làm việc kiêm nhiệm của cơ quan, tổ chức nơi cá nhân đang làm việc chính thức

12.    Bản sao (có chứng thực hợp pháp) quyết định bổ nhiệm của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đối với người đứng đầu tổ chức khoa học công nghệ
13.    Lý lịch khoa học của người đứng đầu tổ chức
14.    Bản sao (có chứng thực hợp pháp) các văn bằng đào tạo của người đứng đầu tổ chức
15.    Sơ yếu lý lịch có xác nhận trong thời hạn không quá 01 năm của chính quyền địa phương nơi cư trú hoặc của cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc trước khi chuyển sang làm việc tại tổ chức khoa học và công nghệ của người đứng đầu tổ chức
16.    Bảng kê khai cơ sở vật chất – kỹ thuật của tổ chức khoa học và công nghệ
17.   

Biên bản họp của những người sáng lập/các bên góp vốn hợp tác ghi rõ những nội dung sau: tỉ lệ góp vốn; tổng số vốn (bằng tiền và tài sản quy ra đồng Việt Nam), trong đó số vốn góp bằng tiền phải bảo đảm đủ kinh phí hoạt động thường xuyên ít nhất trong 01 năm theo số lượng nhân lực và quy mô hoạt động của tổ chức.

18.    Cam kết góp vốn (bằng tiền và tài sản) của từng cá nhân/các bên góp vốn hợp tác (nếu có)
19.    Giấy tờ chứng minh quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng đối với phần vốn đã cam kết góp
20.   

Bản sao (có chứng thực hợp pháp) giấy tờ chứng minh quyền sở hữu nhà, quyền sử dụng đất của tổ chức khoa học và công nghệ đối với địa điểm nơi đặt trụ sở chính

21.    Bản sao (có chứng thực hợp pháp) giấy tờ chứng minh quyền sở hữu nhà, quyền sử dụng đất hoặc giấy tờ chứng minh quyền được phép cho thuê, cho mượn của bên cho thuê, cho mượn kèm theo hợp đồng thuê, mượn địa điểm làm trụ sở chính; trường hợp bản sao hợp đồng không có chứng thực hợp pháp, tổ chức có thể xuất trình bản chính để người tiếp nhận hồ sơ đối chiếu và ký xác nhận vào bản sao
Số lượng hồ sơ: 02 bộ

2. NỘI DUNG CÔNG VIỆC

2.1. Lộ trình thực hiện thủ tục cấp phép sẽ được thực hiện với các bước như sau:

  • Chuẩn bị hồ sơ cấp phép: Chúng tôi sẽ thu thập thông tin và tài liệu cần thiết từ Quý Khách hàng. Sau khi nhận được thông tin cần thiết từ Quý Khách hàng, chúng tôi sẽ chuẩn bị hồ sơ theo quy định của pháp luật cũng như theo yêu cầu của cơ quan chức năng. Hồ sơ đăng ký sẽ được gửi tới Quý Khách hàng để rà soát và cho ý kiến nếu cần sửa đổi, bổ sung những nội dung trong hồ sơ đăng ký. Sau khi cập nhật hồ sơ dựa trên ý kiến của Quý Khách hàng, chúng tôi sẽ xin ý kiến sơ bộ của của cơ quan chức năng về hồ sơ đăng ký. Cuối cùng, chúng tôi sẽ gửi toàn bộ hồ sơ để Quý Khách hàng ký. Thời hạn để hoàn tất bước này dự kiến 03 ngày làm việc.
  • Thủ tục cấp phép: Sau khi nhận được đầy đủ hồ sơ, tài liệu, chúng tôi sẽ nộp hồ sơ đăng ký hoạt động khoa học và công nghệ lên cơ quan chức năng. Thời gian cấp phép dự kiến là 45 ngày làm việc.

Lưu ý: Nhằm tránh hiểu nhầm, chúng tôi xác nhận rằng, thủ tục hành chính tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền có thể bị kéo dài hơn trên thực tế do cơ quan có thẩm quyền phải tham vấn ý kiến của các ban ngành, bộ liên quan trước khi cấp phép. Trong điều kiện đó, SB Law sẽ nỗ lực một cách hợp lý để thúc đẩy tiến độ công việc nhằm nhận được kết quả cấp phép trong thời gian sớm nhất.

2.2.        Phạm vi công việc của chúng tôi sẽ bao gồm:

Mô tả công việc

Chuẩn bị các tài liệu trong hồ sơ:

 

·  Thông báo cho Khách hàng về các tài liệu cần thiết theo yêu cầu của pháp luật;

 

·  Dự thảo các tài liệu trong hồ sơ xin cấp phép;

 

·  Trao đổi với Khách hàng trong việc soạn thảo các tài liệu;

 

·  Điều chỉnh hồ sơ dựa trên ý kiến của Khách hàng;

 

·  Tiếp thu ý kiến của các cơ quan có thẩm quyền;

 

·  Hoàn thiện hồ sơ trên cơ sở nhận xét của cơ quan có thẩm quyền;

Thủ tục cấp phép:

·  Đại diện cho khách hàng nộp hồ sơ lên cơ quan có thẩm quyền cấp phép;

·  Theo dõi hồ sơ trong quá trình nhận sự chấp thuận từ cơ quan có thẩm quyền;

·  Cập nhật cho khách hàng về tiến trình cũng như những yêu cầu thêm, nếu có và;

·  Hỗ trợ khách hàng trong việc nhận giấy phép.