Bộ trưởng Bộ Lao Động thương binh xã hội Phạm Thị Hải Chuyền đã thay mặt Chính phủ trình quốc hội Dự án Luật bảo hiểm xã hội (sửa đổi) vào chiều 26/5. Tuy nhiên đa số thành viên Uỷ ban các vấn đề xã hội chưa đồng tình với đề nghị của chính phủ tăng tuổi nghỉ hưu cho công chức, viên chức, nam lên 62, nữ lên 60.
Lý do để Chính phủ đề nghị tăng tuổi nghỉ hưu cho công chức, viên chức xoay quanh ba vấn đề cơ bản sau:
Thứ nhất : Nguy cơ vỡ qũy Hưu trí, Theo Bộ trưởng Phạm Thị Hải Chuyền, “Quỹ hưu trí và tử tuất có nguy cơ mất cân đối trong tương lai gần, tỷ trọng giữa số tiền chi trả chế độ so với số thu từ đóng góp của người lao động và người sử dụng lao động hàng năm có xu hướng tăng nhanh, nếu như năm 2007 tỷ trọng số chi so với số thu chỉ chiếm 57,2% thì sang năm 2008 con số này là 73,7%, năm 2010 là 76,3%; ước năm 2013 là 76,6%”.
Để tránh điều này Chính phủ đã đề nghị từ năm 2016 trở đi, tuổi nghỉ hưu của cán bộ, công chức, viên chức cứ mỗi năm tăng thêm 4 tháng tuổi cho tới khi đạt 62 tuổi đối với nam, và 60 tuổi đốivới nữ. Từ năm 2020 trở đi ,điều kiện hưởng lương hưu với các nhóm đối tượng còn lại cứ mỗi năm tăng thêm 4 tháng tuổi cho đến khi đạt 60 tuổi với nữ, nam là 62 tuổi.
Sau khi đề nghị được đưa ra đa số thành viên ủy ban các vấn đề xã hội không đồng tình với với đề nghị nâng tuổi nghỉ hưu .Điều 187 Bộ Luật lao động vẫn được ưu tiên áp dụng , cụ thể là nâng tuổi nghỉ hưu với người lao động có chuyên môn, trình độ kĩ thuật cao , người lao động làm công tác quản lí và một số trường hợp đặc biệt khác. Nhưng sẽ giảm độ tuổi nghỉ hưu đối với những ngành nghề nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
Thứ hai : Nợ đóng bảo hiểm xã hội đang tăng lên, Bà Chuyền cũng cho biết “Tình trạng nợ đóng, chậm đóng bảo hiểm xã hội xảy ra còn khá phổ biến, đặc biệt ở các doanh nghiệp ngoài quốc doanh và các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (chiếm trên 70% tổng số nợ), làm ảnh hưởng đến nguồn thu quỹ BHXH và quyền lợi của người lao động”.
Thực tế là số người tham gia bảo hiểm xã hội đang khá thấp( chiếm 20% lực lượng lao động ). Với bảo hiểm y tế tự nguyện cũng vậy , số đối tượng tham gia chỉ chiếm 0,3% số đối tượng thuộc diện tham gia.
Do Luật bảo hiểm xã hội hiện hành quy định lãi chậm đóng bằng mức lãi suất của hoạt động đầu tư từ quỹ BHXH trong năm – vốn thấp hơn nhiều so với lãi suất cho vay của các ngân hàng. Nếu có vi phạm thì mức hình phạt không đáng kể. Chính vì thế xảy ra tình trạng nhiều doanh nghiệp đã có cố tình nơ, chậm đóng BHXH và chấp nhận chịu phạt nhằm mục đích chiếm dụng.
Một đề nghị được đưa ra để giải quyết tình hình này là tăng chế tài phạt từ dân sự lên hình sự đối vơi những hành vị nợ hoặc chậm đóng BHXH. Rất đồng tình với đề nghị này, bởi vì hiện tại có những DN bắt người lao động đóng BHXH , trừ hẳn vào tiền lương của nhân viên , nhưng sau đó lại không đóng khoản tiền đó cho quỹ BHXH.
Thứ ba: Nâng tiền lương tháng đóng BHXH
Dự thảo Luật bảo hiểm xã hội quy định từ ngày Luật có hiệu lực đến trước ngày 1/1/2018, người lao động đóng BHXH theo chế độ tiền lương là mức lương và phụ cấp lương ghi trên hợp đồng lao động. Từ ngày 1/1/2018 trở đi, tiền lương tháng đóng BHXH là mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác ghi trên hợp đồng lao động theo pháp luật lao động.
Có 2 ý kiến được đưa ra sau quy định này là : Loại ý kiến thứ nhất: tán thành với dự thảo luật để thu hẹp dần khoảng cách giữa tiền lương tháng đóng BHXH và thu nhập thực tế của người lao động; Loại ý kiến thứ hai: đề nghị tiền lương tháng đóng BHXH bao gồm mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác (Điều 90 Bộ luật lao động) được áp dụng ngay khi Luật có hiệu lực.
Bà Trương Thị Mai đại diện cho các Uỷ ban các vấn đề xã hội khẳng định “Ủy ban tán thành với loại ý kiến thứ nhất và thấy rằng, việc quy định đầy đủ các yếu tố của tiền lương làm căn cứ đóng BHXH là cần thiết, nâng mức hưởng lương hưu của người lao động, góp phần tăng nguồn thu cho quỹ BHXH, việc xây dựng lộ trình phù hợp sẽ đảm bảo tính khả thi của quy định này”
Dự án Luật bảo hiểm xã hội sẽ được quốc hội xem xét và thảo luận tiếp ở các kì họp sau.