Luật điều chỉnh đầu tư trực tiếp, đầu tư gián tiếp tại Việt Nam đối với nhà đầu tư nước ngoài.

0
451

1.Trước hết cần phải nhận diện về “nhà đầu tư nước ngoài”, về hoạt động “đầu tư trực tiếp” tại Việt Nam theo Luật đầu tư 2005 như sau:

 Theo khoản 5 Điều 3, “nhà đầu tư nước ngoài” là tổ chức, cá nhân nước ngoài bỏ vốn để thực hiện hoạt động đầu tư tại Việt Nam gồm doanh nghiệp thành lập theo Luật Doanh Nghiệp; doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được thành lập theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam trước khi Luật Đầu Tư có hiệu lực; tổ chức, cá nhân nước ngoài;  người Việt Nam định cư ở nước ngoài; người nước ngoài thường trú tại Việt Nam và các tổ chức theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Theo khoản 2 của Điều này, “đầu tư trực tiếp” là hình thức đầu tư do nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư và tham gia quản lý hoạt động đầu tư;

Và khoản 3 của Điều này quy định “đầu tư gián tiếp” là hình thức đầu tư thông qua việc mua cổ phần, cổ phiếu, trái phiếu, các giấy tờ có giá khác, quỹ đầu tư chứng khoán và thông qua các định chế tài chính trung gian khác mà nhà đầu tư không trực tiếp tham gia quản lý hoạt động đầu tư.

Như vậy, “đầu tư trực tiếp” và “đầu gián tiếp” phân biệt theo 2 đặc điểm chính của hình thức bỏ vốn và quản lý, cụ thể là:

 

ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP

ĐẦU TƯ GIÁN TIẾP

1.Hình thức bỏ vốn – Góp vốn- Vay vốn – Mua cổ phần, trái phiếu, các giấy tờ có giá khác– Thông qua quỹ đầu tư chứng khoán

Thông qua các định chế tài chính trung gian khác

2.Hình thức quản lý trực tiếp tham gia quản lý hoạt động đầu tư – Không trực tiếp tham gia quản lý hoạt động đầu tư

 2. Về pháp luật điều chỉnh:

2.1.Đối với “đầu tư trực tiếp”, trường hợp “nhà đầu tư nước ngoài” là doanh nghiệp:

Thủ tục hồ sơ thành lập doanh nghiệp (hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn/hoặc công ty cổ phần/hoặc công ty hợp doanh) theo quy định của luật doanh nghiệp, của Nghị định số 88/2006/NĐ-CP của Chính Phủ về đăng ký kinh doanh; Nghị định số 108/2006/NĐ-CP của Chính phủ về quy định chi tiết và hướng dẫn một số diều của Luật Đầu tư và các văn bản có liên quan;

Thủ tục nộp hồ sơ dự án đầu tư theo quy định của Luật Đầu Tư, Nghị định số 108/2006/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiếp và hướng dẫn một số điều của Luật Đầu Tư, Luật chuyên ngành và các văn bản có liên quan.

2.2.Đối với “đầu tư gián tiếp”:

(i).Trường hợp nhà đầu tư nước ngoài mua một phần vốn góp/cổ phần của các thành viên/cổ đông trong doanh nghiệp Việt Nam, theo đó, không thay đổi pháp nhân, không thay đổi vốn (tài sản) doanh nghiệp, chỉ thay đổi cơ cấu sở hữu tài sản trong doanh nghiệp và như vậy, không phải thực hiện công đoạn thành lập doanh nghiệp; doanh nghiệp đăng ký với cơ quan đăng ký kinh doanh theo quy định của Luật Doanh Nghiệp và Chương V Nghị định số 88/2006/NĐ-CP đối với các thủ tục có liên quan.

(ii).Trường hợp nhà đầu tư nước ngoài mua toàn bộ vốn góp/cổ phần của các thành viên/cổ đông trong doanh nghiệp Việt Nam, theo đó thay đổi chủ sở hữu, không thay đổi pháp nhân và vốn (tài sản) của doanh nghiệp.

Như vậy, không phải thực hiện công đoạn thành lập doanh nghiệp, nhưng thay đổi chủ sở hữu; doanh nghiệp đăng ký với cơ quan đăng ký kinh doanh về các thủ tục có liên quan theo quy định của luật Doanh Nghiệp và Nghị định số 88/2006/NĐ-CP; nhà đầu tư nước ngoài báo cáo cơ quan tiếp nhận hồ sơ dự án quy định tại Điều 40 của Nghị định 108/2006/NĐ-CP để đăng ký lại như đối với quy định cho doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

(iii).Trường hợp nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, doanh nghiệp thực hiện thủ tục điều chỉnh Giấy chứng nhận đầu tư (thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh) theo quy định tại Điều 51, 52 Nghị Định 108/2006/NĐ-CP tại Cơ quan tiếp nhận hồ sơ dự án quy định tại Điều 40 của Nghị định này.