Ai chịu trách nhiệm khi vật thể rơi từ toà nhà đang xây dựng xuống người đi đường?

0
741

Các công trình xây dựng nhà cao tầng ở Việt Nam đặc biệt là ở Hà Nội thường được thi công không có rào chắn, rất nguy hiểm cho người đi đường và người xung quanh.

Có những cái chết rất thương tâm vì sự bât cẩn của nhà thầu và chủ đầu tư.

Về góc độ pháp lý, nếu gây chết người như trường hợp ở đường Lên Văn Lương sẽ bị truy cứu trách nhiệm thế nào?

Ý kiến luật sư Nguyễn Thanh H trên báo Kinh tế và đô thị.

Một thanh sắt trong hệ thống giàn giáo của công trình đang thi công trên đường Lê Văn Lương (phường Nhân Chính, Thanh Xuân) bất ngờ rơi trúng 3 xe máy đang lưu thông trên đường, khiến 1 người phụ nữ tử vong và 1 người bị thương.

Theo hình ảnh của người đi đường và báo chí ghi lại, công trình đang thi công không hề có lưới che chắn. Do đó, vụ việc này vi phạm quy định về quản lý an toàn lao động trong thi công, xây dựng công trình, không thực hiện đúng quy định về các biện pháp đảm bảo an toàn trong thi công.

Trách nhiệm sẽ thuộc về ai?

Trách nhiệm sẽ thuộc về chủ đầu tư, đơn vị thi công, đơn vị giám sát thi công, nhà thầu hay cá nhân cụ thể sẽ phụ thuộc vào kết quả điều tra.

Hành vi này có dấu hiệu cấu thành tội Vi phạm quy định về xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng được quy định tại Điều 298 BLHS 2015 (sửa đổi năm 2017) hoặc Tội Vô ý làm chết người (Điều 128 BLHS).

Theo đó, đối với tội Vi phạm quy định về xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng, người phạm tội có thể bị phạt tiền từ 50 triệu đồng đến 500 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù 1-5 năm tùy theo mức độ, tính chất. Đối với tội Vô ý làm chết người, người phạm tội có thể bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

Ngoài chịu trách nhiệm hình sự, người này còn phải chịu trách nhiệm dân sự (đền bù tổn thất tinh thần, ma chay, cấp dưỡng, …) cho gia đình người bị hại.

Căn cứ Điều 597 Bộ luật dân sự 2015 về Bồi thường thiệt hại do người của pháp nhân gây ra “Pháp nhân phải bồi thường thiệt hại do người của mình gây ra trong khi thực hiện nhiệm vụ được pháp nhân giao; nếu pháp nhân đã bồi thường thiệt hại thì có quyền yêu cầu người có lỗi trong việc gây thiệt hại phải hoàn trả một khoản tiền theo quy định của pháp luật”.

Đây không phải là lần đầu tiên xảy ra tình trạng các thanh sắt hay cần cẩu, giàn giáo, … rơi, đổ xuống đường gây chết người. Thiết nghĩ, cần phải xử lý nghiêm những vụ việc này để việc thi công đặc biệt chú ý vấn đề an toàn.

—