Bảo hộ kiểu dáng công nghiệp tại Việt Nam

0
748

Chúng tôi xin được gửi đến Doanh nghiệp bản hướng dẫn đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp tại Việt Nam, Hoa Kỳ, Châu Âu, Trung Quốc, Hàn Quốc và Đài Loan với nội dung như sau:

Theo luật sở hữu trí tuệ Việt Nam, để có đủ tư cách cho bảo hộ kiểu dáng công nghiệp phải mới lạ, sáng tạo và có tính ứng dụng công nghiệp.

  1. Điều kiện bảo hộ kiểu dáng công nghiệp

Kiểu dáng công nghiệp chỉ được bảo hộ dưới hình thức Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp nếu đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây:

+ Có tính mới trên phạm vi thế giới:

Để xác định được tính mới của kiểu dáng công nghiệp muốn đăng ký có tính mới hay không, kiểu dáng công nghiệp/sản phẩm đó phải đáp ứng các đặc điểm sau:

Có sự khác biệt đáng kể với những kiểu dáng công nghiệp đã bị bộc lộ công khai dưới hình thức sử dụng, mô tả bằng văn bản hoặc bất kỳ hình thức nào khác ở trong nước hoặc ở nước ngoài trước ngày nộp đơn hoặc trước ngày ưu tiên nếu đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp được hưởng quyền ưu tiên. Việc được coi là khác biệt đáng kể đối với hai sản phẩm đăng ký kiểu dáng công nghiệp là chỉ khác biệt những đặc điểm tạo dáng không dễ dàng nhận biết, ghi nhớ và không thể dùng để phân biệt tổng thể hai kiểu dáng/sản phẩm đó.

Chưa bị bộc lộ công khai: việc sản phẩm/kiểu dáng công nghiệp được coi là chưa bị bộc lộ công khai khi chỉ có số lượng người hạn chế có nghĩa vụ giữ bí mật được biết về sản phẩm/kiểu dáng công nghiệp đó. Việc quảng cáo rầm rộ trên các phương tiện thông tin đại chúng hoặc việc sử dụng tràn làn đối với sản phẩm/kiểu dáng công nghiệp trên thị trường mà chưa được đăng ký bảo hộ sẽ làm mất tinh mới của sản phẩm, trừ các trường hợp sau: bị người khác công bố nhưng không được phép của người có quyền đăng ký; được người có quyền đăng ký công bố dưới dạng báo cáo khoa học hoặc trưng bày tại cuộc triển lãm quốc gia của Việt Nam hoặc tại cuộc triển lãm quốc tế chính thức hoặc được thừa nhận là chính thức.

+ Có tính sáng tạo

Nếu căn cứ vào các kiểu dáng công nghiệp đã được bộc lộ công khai dưới hình thức sử dụng, mô tả bằng văn bản hoặc bất kỳ hình thức nào khác ở trong nước hoặc ở nước ngoài trước ngày nộp đơn hoặc trước ngày ưu tiên của đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp (trong trường hợp đơn được hưởng quyền ưu tiên), kiểu dáng công nghiệp đó không thể được tạo ra một cách dễ dàng đối với người có hiểu biết trung bình về lĩnh vực tương ứng.

+ Có khả năng áp dụng công nghiệp:

Là kiểu dáng công nghiệp có khả năng dùng làm mẫu để chế tạo lặp đi lặp lại hàng loạt sản phẩm có kiểu dáng giống hệt bằng phương pháp công nghiệp hoặc thủ công nghiệp.

  1. Các đối tượng không được bảo hộ với danh nghĩa kiểu dáng công nghiệp:

Hình dáng bên ngoài của sản phẩm được tạo ra một cách dễ dàng đối với người có trình độ trung bình thuộc lĩnh vực tương ứng.

Hình dáng bên ngoài do đặc tính kỹ thuật của sản phẩm bắt buộc phải có hoặc chỉ mang đặc tính kỹ thuật.

Hình dáng bên ngoài của sản phẩm không nhìn thấy được trong quá trình sử dụng.

Hình dáng bên ngoài chỉ có giá trị thẩm mỹ (không dùng làm mẫu để chế tạo sản phẩm công nghiệp hoặc thủ công nghiệp).

Hình dáng bên ngoài của công trình xây dựng dân dụng hoặc công nghiệp.

Các đối tượng trái với lợi ích xã hội, trật tự công cộng, nguyên tắc nhân đạo.

III. Nộp đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp được thực hiện thông qua đại diện sở hữu trí tuệ thì cần phải có các tài liệu gồm:

  1. Giấy uỷ quyền của người nộp đơn; không cần công chứng và/hoặc chứng nhận hợp pháp  (cần lúc nộp đơn;bản fax cũng được chấp nhận miễn là bản gốc được nộp trong vòng 3 tháng kể từ ngày nộp đơn);
  2. Giấy tờ này phải có chữ ký của người nộp đơn nếu là cá nhân hoặc là người đại diện cho người nộp đơn, nếu là tư cách pháp nhân phải có con dấu (nếu có). không cần công chứng và/hoặc chứng nhận hợp pháp.
  3. Sáu (6) bộ ảnh chụp hoặc bộ bản vẽ KDCN gồm ảnh chụp hay bản vẽ mặt trước, mặt sau, bên phải, bên trái, phía trên, phía dưới và hình phối cảnh của KDCN. Kích thước ảnh chụp hoặc bản vẽ không lớn hơn 210 x 297 mm, và không nhỏ hơn 90 x 120 mm (yêu cầu nộp đồng thời với đơn);
  4. Chú ý nếu một kiểu dáng được áp dụng cho 1 phần của hàng hoá, ảnh chụp / bức vẽ phối cảnh  của hàng hoá phải chỉ rõ phần được yêu cầu.
  5. Trong trường hợp kiểu dáng có độ phức tạp cao, cần một bản vẽ mặt cắt ngang ở vị trí thích hợp. nếu một hàng hoá mà kiểu dáng được áp dụng như là  một cái nắp hoặc có thể mở ra được (ví dụ tủ lạnh, tủ quần áo hoặc vali), cần bản vẽ / ảnh chụp hàng hoá ở vị trí mở.
  6. Bản sao chứng nhận đơn đầu tiên và bản dịch tiếng Anh, nếu Công ước Pari yêu cầu  (tài liệu này có thể nộp trong vòng 3 tháng kể từ ngày nộp đơn).
  7. Hợp đồng chuyển nhượng Quyền ưu tiên (áp dụng trong trường hợp Người nộp đơn không đồng thời là người đã nộp đơn ưu tiên. Tài liệu này có thể được nộp trong vòng 3 tháng kể từ ngày nộp đơn);
  8. Tài liệu này được các bên ký và đóng dấu  (nếu có). không cần công chứng và/ hoặc chứng nhận hợp pháp.
  9. Bản sao mô tả kiểu dáng công nghiệp chỉ rõ tính mới lạ và là một tác phẩm nghệ thuật đầu tiên (cần lúc nộp đơn);

Lưu ý:  hợp đồng chuyển nhượng quyền ưu tiên từ người thiết kế cho người đăng ký (người thiết kế và người đăng ký khác nhau ), theo luật kiểu dáng hiện hành không bắt buộc tại thời điểm nộp đơn. Tuy nhiên Cục sở hữu trí tuệ Việt bảo lưu quyền yêu cầu người nộp đơn, nộp tài liệu này trong trường hợp có cơ sở hợp lý để nghi ngờ tính hợp pháp của người đăng ký

Thông tin:

  1. Họ tên, địa chỉ và quốc tịch của người nộp đơn và người thiết kế ;
  2. Ngày nộp đơn, số đăng ký và quốc gia của đơn đăng ký trước mà quyền ưu tiên Công ước Pari yêu cầu
  3. Thời gian đăng ký kiểu dáng công nghiệp:

Trong thời hạn từ 12 tháng kể từ ngày nộp đơn nếu không gặp bất cứ sự phản đối nào cũng như đáp ứng đủ các tiêu chuẩn bảo hộ thì Cục sở hữu trí tuệ Việt Nam sẽ cấp giấy chứng nhận đăng ký kiểu dáng công nghiệp cho chủ đơn.

» Thủ tục đăng ký kiểu dáng công nghiệp

» Quy trình đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp

I. ĐĂNG KÝ KIỂU DÁNG CÔNG NGHIỆP TẠI VIỆT NAM

Phí tra cứu 01 kiểu dáng công nghiệp(không bắt buộc):

 

Để chắc chắn về khả năng được cấp bằng của kiểu dáng công nghiệp, Quý Công ty nên tiến hành tra cứu kiểu dáng công nghiệp trước khi tiến hành tra cứu. Chi phí tra cứu 01 kiểu dáng công nghiệp cho 01 phương án với 07 ảnh trong trường hợp thuận lợi là 4.000.000 đồng (Bốn triệu đồng). Chi phí sẽ phát sinh thêm trong trường hợp có nhiều hơn 07 ảnh.

 

Lưu ý: Mức phí trên đã bao gồm lệ phí nhà nước và phí dịch vụ của SBLAW nhưng chưa bao gồm 5% VAT.

Phí đăng ký 01 kiểu dáng công nghiệp

Chi phí đăng ký 01 kiểu dáng công nghiệp cho 01 phương án với 07 ảnh trong trường hợp thuận lợi là 8.500.000 đồng (Tám triệu năm trăm nghìn đồng). Chi phí sẽ phát sinh thêm trong trường hợp có nhiều hơn 07 ảnh.

Lưu ý: Mức phí trên đã bao gồm lệ phí nhà nước và phí dịch vụ của SBLAW trong giai đoạn thẩm định hình thức, công bố đơn và thẩm định nội dung nhưng chưa bao gồm 5% VAT, chi phí để trả lời thiếu sót về mặt hình thức hoặc nội dung hoặc phải khiếu nại các quyết định của Cục Sở hữu trí tuệ, phí sửa đổi đơn, phí trả lời thông báo yêu cầu làm rõ về mặt kỹ thuật của Cục Sở hữu trí tuệ không do lỗi của SBLAW (nếu có). Khi có phí phát sinh, chúng tôi sẽ thông báo tới Quý Công ty trước khi thực hiện công việc.