Bảo hộ thương hiệu tại Việt Nam và nước ngoài.

0
509

Doanh nghiệp hỏi: Tôi là doanh nghiệp kinh doanh và xuất khẩu hàng hóa nông sản ra thị trường quốc tế, tôi đã đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam rồi, vậy tôi có cần đăng ký nhãn hiệu ra quốc tế không?

Luật sư trả lời: Việc đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam và quốc tế đều hết sức cần thiết, nếu doanh nghiệp bạn đã đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam rồi thì khi tiến hành xuất khẩu hàng hóa hoặc có dự định xuất khẩu hàng hóa sang thị trường nào thì nên đăng ký bảo hộ tại thị trường đó.

Chúng tôi có một số lưu ý như sau về việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Việt Nam và quốc tế như sau:

1.Bảo hộ nhãn hiệu tại Việt Nam

Theo Luật Sở hữu trí tuệ 2005, nhãn hiệu được xác lập quyền  trên cơ sở quyết định cấp văn bằng bảo hộ hoặc công nhận đăng ký quốc tế của Cục Sở hữu trí tuệ (trừ trường hợp là nhãn hiệu nổi tiếng).

Doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân Việt Nam muốn được hưởng quyền đối với nhãn hiệu phải trực tiếp làm đơn xin cấp văn bằng bảo hộ nộp tại Cục Sở hữu trí tuệ hoặc uỷ quyền cho một Tổ chức đại diện sở hữu trí tuệ đã được cấp chứng chỉ hành nghề

Quyền đối với nhãn hiệu được ghi nhận theo phạm vi lãnh thổ quốc gia, nhãn hiệu đã đăng ký tại Việt Nam hoặc ở một quốc gia bất kỳ chỉ được bảo hộ trên lãnh thổ Việt Nam hoặc quốc gia đó.

Để được bảo hộ ở một nước ngoài, nhãn hiệu phải được đăng ký hoặc sử dụng ở nước ngoài đó. Tuy nhiên, tùy thuộc vào luật pháp của nước đó quy định quyền đối với nhãn hiệu phát sinh thông qua đăng ký hay sử dụng nhãn hiệu.

2. Bảo hộ nhãn hiệu quốc tế.

Để đăng ký nhãn hiệu ở nước ngoài, doanh nghiệp Việt Nam có thể thực hiện theo nhiều cách:

(i)      Đăng ký trực tiếp ở từng nước;

(ii)    Hoặc đăng ký qua hệ thống đăng ký quốc tế Madrid bằng cách nộp một đơn duy nhất trong đó có chỉ định các nước xin đăng ký.

Nếu đăng ký theo Madrid, trước hết nhãn hiệu phải đã được nộp đơn đăng ký hoặc đã được đăng ký tại Việt Nam tùy thuộc vào các nước xin bảo hộ thuộc khối Madrid Protocol hay khối Madrid Agreement.