Cấp giấy phép nhượng quyền thương mại giữa thương nhân nước ngoài và thương nhân Việt Nam

0
504

Doanh nghiệp hỏi: Tôi là một thương nhân Việt Nam, nay tôi muốn nhượng quyền thương mại cho một thương nhân nước ngoài. Mong được Luật sư tư vấn cho tôi cần phải thực hiện như thế nào?

Luật sư trả lời: Xin chào bạn! Sau đây tôi xin gửi tới Quý thương nhân một số thông tin tư vấn về vấn đề đã hỏi như sau:
* Trước hết nên hiểu chung thế nào là “Quyền thương mại”?
– “Quyền thương mại chung”: là quyền do Bên nhượng quyền trao cho Bên nhượng quyền thứ cấp được phép cấp lại quyền thương mại cho các Bên nhận quyền thứ cấp. Bên nhận quyền thứ cấp không được phép cấp lại quyền thương mại chung đó nữa.
Căn cứ theo quy định tại:
– Luật Thương mại 2005;
– Nghị định số 35/2006/NĐ-CP ngày 31/3/2006 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động nhượng quyền thương mại
– Thông tư số 09/2006/TT-BTMM ngày 25/5/2006 của Bộ Thương mại hướng dẫn thi hành Nghị định số 72/2006/NĐ-CP.
Để được cấp giấy phép nhượng quyền thương mại, thương nhân cần thực hiện như sau:

* Về điều kiện để được cấp giấy phép:
– Đối với thương nhân được phép cấp quyền thương mại:
+) Hệ thống kinh doanh dự định dùng để nhượng quyền đã được hoạt động ít nhất 01 năm;
+) Trường hợp thương nhân Việt Nam là Bên nhận quyền sơ cấp từ Bên nhượng quyền nước ngoài, thương nhân Việt Nam đó phải kinh doanh theo phương thức nhượng quyền thương mại ít nhất 01 năm ở Việt Nam trước khi tiến hành cấp lại quyền thương mại;
+) Đã đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại với cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại Điều 18 của Nghị định số 35/2006/NĐ-CP ngày 31/3/2006;
+) Hàng hoá, dịch vụ kinh doanh thuộc đối tượng của quyền thương mại không vi phạm quy định tại Điều 7 của Nghị định số 35/2006/NĐ-CP ngày 31/3/2006.
– Đối với thương nhân được phép nhận quyền thương mại: Khi có đăng ký kinh doanh ngành nghề phù hợp với đối tượng của quyền thương mại.
* Về trình tự thực hiện:
– Thương nhân soạn thảo và gửi hồ sơ đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại với cơ quan có thẩm quyền (Bộ thương mại);
– Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại vào Sổ đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại và thông báo bằng văn bản cho thương nhân về việc đăng ký đó;
– Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ hoặc chưa hợp lệ, trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải có văn bản thông báo để Bên dự kiến nhượng quyền bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ.
* Thành phần hồ sơ gồm có:
– Đơn đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại theo mẫu MĐ-1 tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư số 09/2006/TT-BTMM ngày 25/5/2006 của Bộ Thương mại hướng dẫn thi hành Nghị định số 72/2006/NĐ-CP;
– Bản giới thiệu về nhượng quyền thương mại theo mẫu tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư số 09/2006/TT-BTM ngày 25/5/2006;
– Bản sao có công chứng Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đầu tư trong trường hợp nhượng quyền thương mại từ Việt Nam ra nước ngoài; bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ có giá trị tương đương của thương nhân nước ngoài được cơ quan có thẩm quyền nơi thương nhân nước ngoài thành lập xác nhận trong trường hợp nhượng quyền thương mại từ nước ngoài vào Việt nam;
– Bản sao có công chứng văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp tại Việt Nam hoặc tại nước ngoài trong trường hợp có chuyển giao quyền sử dụng các đối tượng sở hữu công nghiệp đã được cấp văn bằng bảo hộ;
– Giấy tờ chứng minh sự chấp thuận về việc cho phép nhượng quyền lại của bên nhượng quyền ban đầu trong trường hợp thương nhân đăng ký hoạt động nhượng quyền là bên nhượng quyền thứ cấp.
* Về thời gian giải quyết: 5 ngày làm việc, kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
* Về phí, lệ phí: Thương nhân nộp phí theo Quyết định số 106/2008/QĐ-BTC ngày 17 tháng 11 năm 2008 của Bộ Tài chính về việc quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng lệ phí đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại. Theo đó:
– Thương nhân nước ngoài nhượng quyền thương mại vào Việt Nam:
+) Cấp mới thông báo là: 16.500.000 đồng/giấy;
+)Sửa đổi, bổ sung thông báo là: 6.000.000 đồng/giấy;
+) Cấp lại thông báo là: 500.000 đồng/giấy.
– Thương nhân Việt Nam nhượng quyền thương mại ra nước ngoài
+) Cấp mới thông báo là: 4.000.000 đồng/giấy;
+) Sửa đổi, bổ sung và cấp lại thông báo là: 500.000 đồng/giấy.
– Thương nhân nhượng quyền thương mại trong nước
+)Cấp mới thông báo là: 4.000.000 đồng/giấy;
+) Sửa đổi, bổ sung và cấp lại thông báo là: 500.000 đồng/giấy.
* Kết quả: Nhận được giấy phép nhượng quyền thương mại (nếu hoàn thành mọi yêu cầu, điều kiện và hợp lệ).

Mời các bạn xem thêm nội dung tư vấn của luật sư SBLAW về hoạt động nhượng quyền.