Thứ nhất, điều kiện để người nước ngoài được mua nhà ở tại Việt Nam:
Điều 159 Luật Nhà ở năm 2014 quy định đối tượng được sở hữu nhà ở và hình thức sở hữu nhà ở tại Việt Nam của tổ chức, cá nhân nước ngoài như sau:
1. Đối tượng tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam bao gồm:
a) Tổ chức, cá nhận nước ngoài đầu tư đầu tư xây dựng nhà ở theo dự án tại Việt Nam theo quy định của Luật này và pháp luật có liên quan;
b) Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp nước ngoài, quỹ đầu tư nước ngoài và chi nhánh ngân hàng nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam (sau đây gọi chung là tổ chức nước ngoài);
c) Cá nhân nước ngoài được phép nhập cảnh vào Việt Nam.
Như vậy, theo quy định pháp luật hiện nay thì cá nhân nước ngoài chỉ cần có đủ năng lực hành vi dân sự để thực hiện giao dịch về nhà ở và không bắt buộc phải có đăng ký tạm trú hoặc thường trú tại nơi có nhà ở được giao dịch.
Thứ hai, trình tự, thủ tục cá nhân nước ngoài mua nhà ở tại Việt Nam:
Lập hợp đồng chuyển nhượng mua bán nhà ở (do các bên thỏa thuận nhưng phải lập bằng văn bản) gồm các nội dung sau đây:
+ Họ và tên của cá nhân, tên của tổ chức và địa chỉ của các bên;
+ Mô tả đặc điểm của nhà ở giao dịch và đặc điểm của thửa đất ở gắn với nhà ở đó.
Đối với hợp đồng mua bán, hợp đồng thuê mua căn hộ chung cư thì các bên phải ghi rõ phần sở hữu chung, sử dụng chung; Diện tích sử dụng thuộc quyền sở hữu riêng; Diện tích sàn xây dựng căn hộ; Mục đích sử dụng của phần sở hữu chung, sử dụng chung trong nhà chung cư theo đúng mục đích thiết kế đã được phê duyệt ban đầu;
+ Giá trị góp vốn, giá giao dịch nhà ở nếu hợp đồng có thỏa thuận về giá;
Trường hợp mua bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở mà Nhà nước có quy định về giá thì các bên phải thực hiện theo quy định đó
+ Thời hạn và phương thức thanh toán tiền nếu là trường hợp mua bán, cho thuê, cho thuê mua, chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở;
+ Thời gian giao nhận nhà ở; thời gian bảo hành nhà ở nếu là mua, thuê mua nhà ở được đầu tư xây dựng mới;
+Quyền và nghĩa vụ của các bên; Cam kết của các bên; Các thỏa thuận khác;
+ Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng; Ngày, tháng, năm ký kết hợp đồng;
Trình tự, thủ tục chuyển nhượng, nội dung và mẫu văn bản chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở được thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Xây dựng; bên chuyển nhượng hợp đồng phải nộp thuế, lệ phí theo quy định của pháp luật về thuế, lệ phí.
Thứ ba, khi mua và sở hữu nhà ở tại Việt Nam, người nước ngoài phải chịu các khoản nộp ngân sách Nhà nước, thuế, phí và lệ phí có liên quan giống như người Việt Nam trong nước như sau:
– Tiền sử dụng đất;
– Thuế giá trị gia tăng (VAT): 10% trên giá bán. Khi mua nhà, bạn của bạn cần hỏi rõ giá bán đã bao gồm thuế giá trị gia tăng hay chưa. Nếu chưa thì phải cộng thêm tiền VAT.
– Ngoài ra, bạn còn phải chịu khoản phí như: lập bản đồ địa chính và dịch vụ phí hành chính, phí đo, …
Các khoản phí trước bạ, lập bản đồ địa chính và dịch vụ, phí hành chính và phí đo vẽ căn hộ thường đưa vào hợp đồng, quy định bên nào phải chịu khi tiến hành các thủ tục xin cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở.