Đảm bảo quyền lợi của chủ thể trong bảo hộ chỉ dẫn địa lý.

0
504

 Xét trên thực tế cho thấy chưa có một tổ chức nào có chức năng giám sát chất lượng sản phẩm cho doanh nghiệp sau khi doanh nghiệp đã đăng bạ làm chỉ dẫn địa lý, quyền lợi của doanh nghiệp không được đảm bảo nhất là thương hiệu và uy tín của doanh nghiệp đặc biệt đối với những doanh nghiệp được tồn tại và phát triển với nhiều năm kinh nghiệm.

Không chỉ dừng lại ở đó mà trên thị trường hiện nay còn xuất hiện rất nhiều bất cập trong đó có hiện tượng thương hiệu bị đánh cắp để sử dụng nhãn hiệu tại nhiều địa phương lân cận khác trong cả nước. Ví dụ như: sản phẩm Nước mắm Phú Quốc bị nước láng giềng là Thái Lan cũng “ chôm” luôn thương hiệu này để kinh doanh.

Rất nhiều doanh nghiệp khi đã đăng bạ sản phẩm của mình làm chỉ dẫn địa lý, sản phẩm được xuất sang các thị trường ngoài nước khó tính như Châu Âu cũng không thể cạnh tranh và mở rộng được thị trường vì nạn hàng nhái, hàng giả kém chất lượng lan tràn khắp thị trường. Việc quản lý trong từng doanh nghiệp là khâu quan trọng và không thể thiếu tuy nhiên làm thế nào để có hệ thống quản lý bên ngoài chỉ dẫn địa lý là một câu hỏi chưa có lời đáp.

Dựa trên cơ sở phân tích như trên chúng tôi đã đưa ra giải pháp để nhằm đảm bảo được việc sử dụng các giá trị mà chỉ dẫn địa lý có thể mang lại đó là: Thành lập tổ chức giám sát gồm các bên liên quan, đồng thời đưa ra một số biện pháp “ làm sạch” thị trường.              

 Thành lập tổ chức giám sát gồm các bên liên quan nhằm đảm bảo uy tín về chất lượng sản phẩm đồng thời đưa ra các biện pháp “ làm sạch” thị trường

Chỉ dẫn địa lý thực chất là một cái vòng bảo vệ cho sản phẩm của doanh nghiệp trước những rủi ro mà sản phẩm đó có thể gặp phải.  Ngày 7/11/2006 Việt Nam đã trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức Thương mại thế giới (WTO).

Sự kiện này mở ra rất nhiều cơ hội cho nước ta trong quá trình hội nhập và phát triển kinh tế song bên cạnh đó cũng đặt ra không ít khó khăn, thách thức và áp lực cho nền sản xuất của nước ta.

Việt Nam sẽ phải cắt giảm thuế quan và tạo điều kiện thuận lợi cho hàng hóa của nước ngoài xâm nhập vào thị trường nội địa. Bài toán đặt ra là: Làm thế nào để sản phẩm của Việt Nam không bị “thua ngay trên sân nhà” chứ chưa nói tới việc “ mang chuông đi đánh sứ người”? Xây dựng và phát triển thương hiệu nhằm nâng cao sức cạnh tranh được xem là một hướng đi đúng trong đó xác lập quyền đối với Chỉ dẫn địa lý đang là cách làm có hiệu quả nhất. Chỉ dẫn địa lý chính là sự khẳng định về uy tín cũng như chất lượng đối với các sản phẩm và tất nhiên cũng phải khẳng đinh rằng chúng ta không thể tạo ra chỉ dẫn địa lý mà phải làm sao để chỉ dẫn địa lý được thừa nhận một cách chính thức.

 Trong khuôn khổ thực thi nghĩa vụ pháp lý quốc tế theo Hiệp định TRIPs, Việt Nam cần lựa chọn mô hình bảo hộ chỉ dẫn địa lý thông qua hệ thống pháp luật hiện hành về nhãn hiệu với các sửa đổi và bổ sung cho phù hợp với các quy định tối thiểu của Hiệp định này.

Hiện nay ở Việt Nam đã có 35 sản phẩm được chính thức đăng bạ chỉ dẫn địa lý nhưng chúng ta vẫn chưa thiết lập được cơ chế quản lý cho các mặt hàng đó.  Phải làm thế nào để có thể duy trì được uy tín cũng như chất lượng của sản phẩm sau khi được bảo hộ đồng thời cũng cần phải hài hòa lợi ích giữ các chủ thể cùng tham gia sản xuất, kinh doanh mang chỉ dẫn địa lý; để vừa khẳng định quyền tư hữu đối với chỉ dẫn địa lý nhưng dưới sự giám sát của tập thể và cộng đồng.

Thành lập tổ chức giám sát gồm các bên liên quan nhằm đảm bảo uy tín về chất lượng sản phẩm đồng thời đưa ra các biện pháp “ làm sạch” thị trường. Cụ thể đối với hệ thống quản lý bên ngoài cần bổ sung thêm bộ phận kiểm soát chất lượng sản phẩm để đảm nhiệm các công việc như: kiểm tra, đánh giá năng lực sử dụng chỉ dẫn địa lý của các tổ chức, cá nhân; xác nhận sản phẩm đủ điều kiện được mang chỉ dẫn địa lý; kiểm soát chất lượng sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý lưu thông, tiêu thụ trên thị trường; phát hiện và đề nghị các cơ quan có thẩm quyền xử lý các hành vi xâm phạm quyền phát sinh trong quá trình sử dụng chỉ dẫn địa lý.

Đối với hệ thống quản lý bên trong cần kiện toàn, nâng cao năng lực hoạt động của Hiệp hội các doanh nghiệp, các nhà sản xuất để tổ chức này ngày càng đảm nhiệm tốt hơn vai trò quản lý các hoạt động sản xuất, kinh doanh của các hội viên trong hiệp hội.

Hai là, tiến hành rà soát, chỉnh sửa, bổ sung, phê chuẩn và thống nhất hoá các công cụ quản lý làm cơ sở cho việc quản lý, kiểm soát chất lượng sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý bao gồm: quy chế quản lý chỉ dẫn địa lý; quy trình kỹ thuật canh tác, thu hoạch, bảo quản sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý; quy chế quản lý tập thể đối với chỉ dẫn địa lý; quy định về trao quyền sử dụng và kiểm soát chất lượng sản phẩm… Đồng thời xem xét và chuẩn hoá các quy trình trao quyền sử dụng, quy trình quản lý hiện trạng canh tác, sản xuất sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý; quy trình kiểm soát chất lượng, cấp, sử dụng tem, nhãn, bao bì sản phẩm…

Ba là, thiết lập và chuẩn hoá các công cụ marketting để áp dụng thống nhất cho các sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý như hệ thống tem, nhãn, bao bì, panô, biển giới thiệu, website…

Ngoài ra, địa phương cũng cần quan tâm xúc tiến các chương trình quảng bá, giới thiệu sản phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng, các tour du lịch, các hội chợ thương mại nhằm xây dựng và phát triển giá trị của chỉ dẫn địa lý để trên cơ sở đó có thể thu hút được nhiều kênh phân phối hơn nữa cho sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý.

Xây dựng, quản lý, phát triển chỉ dẫn địa lý là cả một quá trình phức tạp, lâu dài với nhiều nội dung công việc cần được thực hiện. Song, đây là một lĩnh vực hoàn toàn mới, địa phương lại chưa có nhiều kinh nghiệm. Do vậy, trong quá trình triển khai công việc này, các cấp, các ngành và người dân trong tỉnh cần phải đồng sức, đồng lòng chung tay thực hiện với phương châm vừa học, vừa làm, vừa tích luỹ kinh nghiệm thì tin chắc rằng việc xây dựng, quản lý và phát triển chỉ dẫn địa lý của địa phương nhất định sẽ thành công.

Tổ chức giám sát gồm có 2 bên: Bên đăng kí tham gia bảo hộ Chỉ dẫn địa lý và với bên thanh tra của Sở KH&CN. Mỗi bên với những quy định cụ thể về vai trò, chức năng.

Bên đăng kí tham gia bảo hộ Chỉ dẫn địa lý: được quyền tự xác định tiêu chuẩn bảo hộ cho sản phẩm sao cho đáp ứng đồng thời hai mục tiêu: bảo đảm chất lượng sản phẩm đúng tiêu chuẩn đến tay người tiêu dùng và bảo đảm cho các nhà sản xuất trong khu vực có thể sử dụng chỉ dẫn địa lý hiệu quả nhất. Chính vì mục tiêu đó mà việc xác định tiêu chuẩn cho sản phẩm quá khắt khe hoặc không chính xác đều dẫn đến những hậu quả không tốt. Cần xây dựng quy trình sản xuất hoặc tiêu chuẩn chất lượng với một cơ chế cấp phép thích hợp để bảo đảm cho các nhà sản xuất tham gia sử dụng chỉ dẫn địa lý có thể khai thác lợi thế thương mại từ chỉ dẫn địa lý đó.

Bên thanh tra của Sở KH&CN: Hiện nay, ở Việt Nam, một trong những khó khăn của các địa phương có các sản phẩm đặc sản là thiếu kinh nghiệm và kinh phí cho việc đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý. Vì vậy, việc xây dựng các tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm đặc thù dựa trên các bộ tiêu chuẩn quốc tế đang áp dụng trên thế giới cũng là một hướng mà chúng ta cần xem xét. Điều này sẽ tạo thuận lợi cho việc thương mại hoá các sản phẩm của Việt Nam ở thị trường nước ngoài, đồng thời giảm bớt thủ tục về mặt hành chính đối với hoạt động xác lập quyền ở Việt Nam.