Nhà đầu tư hỏi: Chúng tôi là doanh nghiệp tại CH Séc và đang muốn đầu tư tại VN và sát nhập với một công ty đang có trụ sở tại Việt Nam.
Để thuyết phục được các nhà đầu tư mang know-how về VN đầu tư, chúng tôi cần tham khảo rõ về M&A tại Việt Nam, về lịch sử cũng như sự đột biến của M&A tại thị trường VN và due dilligence M&A tại VN.
Chúng tôi được nghe nói về dịch vụ của các bạn qua việc tư vấn hợp đồng và các dịch vụ tài liệu pháp lý và tin rằng các bạn cũng sẽ có những sự trợ giúp tư vấn chuyên nghiệp trong trường hợp M&A.
Chúng tôi rất biết ơn nếu các bạn có thể cung cấp những thông tin hoặc tài liệu bổ ích về M&A tại VN nói chung để có thể tham khảo thêm về dịch vụ của các bạn với các nhà đầu tư bên này.
Luật sư trả lời: Trước hết, thay mặt Công ty Luật TNHH SB, xin gửi lời cảm ơn chân thành tới chị đã quan tâm đến dịch vụ tư vấn pháp luật của chúng tôi.
Liên quan đến câu hỏi của chị về lịch sử M&A tại Việt Nam và những mốc phát triển về M&A tại Việt Nam, chúng tôi có một số ý kiến sơ bộ như sau:
Sơ lược lịch sử phát triển: M&A bắt đầu xuất hiện tại Việt Nam khi vào đầu những năm 90, Tập đoàn Unilever đã tiến hành mua lại thương hiệu kem đánh răng P/S của Công ty hóa mỹ phẩm P/S với giá 5 triệu USD.
Trong những năm tiếp theo, không có bất kỳ một thương vụ M&A nào được diễn ra tại Việt Nam cho đến năm 1999 khi Luật doanh nghiệp Việt Nam chính thức ra đờivà tạo ra khung pháp lý cơ bản cho các hoạt động M&A diễn ra sau đó.
Theo con số thống kê từ nhiều nguồn khác nhau, năm 2003, Việt Nam có khoảng 41 vụ M&A với tổng giá trị là 118 triệu USD.
Năm 2004 có 23 vụ với giá trị là 34 triệu USD và năm 2005 có 22 vụ với 61 triệu USD.
Con số này năm 2006 lần lượt là 38 vụ với 299 triệu USD, 2007 với 108 vụ, trị giá 1,7 tỷ USD, năm 2008 với 146 vụ, trị giá 1 tỷ USD, năm 2009 với 295 vụ, trị giá 1,14 tỷ USD, năm 2010 với 245 vụ, trị giá 1,75 tỷ USD, năm 2011 là 266 vụ, trị giá 6,25 tỷ USD, năm 2012 là 308 vụ và tới nửa đầu năm 2013 đã có 120 vụ M&A.
Xu hướng M&A tại Việt Nam trong những năm tới: Theo ý kiến nhận định của các nhà phân tích về M&A tại Việt Nam, bất chấp những bất ổn kinh tế thế gới và trong nước trong những năm gần đây, xu hướng M&A vẫn tiếp tục tăng mạnh trong những năm sắp tới. Trong đó, các lĩnh vực thu hút các nhà đầu tư quan tâm bao gồm thực phẩm, đồ uống, hàng tiêu dùng và chăm sóc sức khỏe do xu hướng tăng tiêu dùng của người Việt Nam.
Dịch vụ hỗ trợ về M&A của SBLaw
Với dịch vụ này, chúng tôi hỗ trợ khách hàng trong việc thẩm tra pháp lý, xác định rủi ro thương mại liên quan đến dự án, chuẩn bị, và/hoặc rà soát các văn bản pháp luật (Due Diligence), đàm phán và lập hợp đồng.
Các ý kiến tư vấn của chúng tôi đã được nhiều khách hàng đánh giá cao nhờ những đóng góp hữu hiệu đối với thành công của khách hàng trong các giao dịch Sáp nhậpvà Mua lại doanh nghiệp.
Chúng tôi hỗ trợ khách hàng với những thỏa thuận mua bán và sáp nhập doanh nghiệp xuyên quốc gia và trực tiếp tại Việt nam.
Một số thành công của chúng tôi trong lĩnh vực mua bán và sáp nhập doanh nghiệp:
– Đại diện cho Công ty Bất Động Sản Viettel trong việc nhận chuyển nhượng Dự án xây dựng văn phòng DAEWOON-HANCIC từ nhà đầu tư Hàn Quốc. Thực hiện nghiên cứu thẩm định tính khả thi của giao dịch, tư vấn, rà soát các văn bản, thỏa thuận, hợp đồng liên quan đến giao dịch chuyển nhượng.
– Đại diện Công ty Cổ phần cơ khí Yên Thọ trong việc mua lại một dự án sản xuất từ các nhà đầu tư nước ngoài, bao gồm tiến hành nghiên cứu thẩm định tính khả thi, chuẩn bị các văn bản, hợp đồng chuyển nhượng và thực hiện các thủ tục cấp phép.
– Đại diện cho Công ty kinh doanh nhà Viettel mua lại dự án Blue Saphir Bình Phú. Thực hiện nghiên cứu thẩm định tính khả thi của giao dịch, tư vấn, rà soát các văn bản liên quan đến giao dịch chuyển nhượng, soạn thảo các Hợp đồng;
– Đại diện cho Công ty Innovar Floor Sdn Bhd chuyển nhượng một phần vốn góp trong liên doanh phân phối ván sàn tại Việt Nam cho nhà đầu tư Việt Nam, tư vấn quá trình thực hiện giao dịch, soạn thảo các văn bản, thỏa thuận chuyển nhượng và thực hiện thủ tục đăng ký chuyển nhượng vốn với cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
– Đại diện cho Công ty kinh doanh nhà Viettel mua lại dự án Golden Palace, thực hiện nghiên cứu thẩm định tính khả thi của giao dịch, tư vấn, rà soát các văn bản liên quan đến giao dịch chuyển nhượng, soạn thảo các Hợp đồng;
– Đại diện cho nhà đầu tư của BVI tiến hành mua lại phần vốn góp của 5 công ty kinh doanh dịch vụ quảng cáo và truyền thông tại Việt Nam.
– Đại diện cho một công ty Việt Nam mua lại một dự án bất động sản tại Bắc Giang, bao gồm tư vấn cơ cấu giao dịch, chuẩn bị các văn bản, hợp đồng chuyển nhượngvà thực hiện các thủ tục cấp phép.